Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

Làm thế nào - HOW I DO: Từ 21/6, giá bán lẻ sữa sẽ giảm: “Từ 21/6, giá bán lẻ sữa sẽ giảm” ► Giá trần bán buôn với các mặt hàng sữa được áp dụng từ ngày 11/6 và giá trần bán lẻ được áp dụng từ ngày...

“Từ 21/6, giá bán lẻ sữa sẽ giảm”

Giá trần bán buôn với các mặt hàng sữa được áp dụng từ ngày 11/6 và giá trần bán lẻ được áp dụng từ ngày 21/6...

“Từ 21/6, giá bán lẻ sữa sẽ giảm”

Các sản phẩm sữa sẽ được chia thành 3 nhóm sản phẩm để áp dụng biện pháp bình ổn giá.

Ngày 27/5, Bộ Tài chính đã tổ chức họp báo về việc thực hiện áp trần giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết, giá trần bán buôn với các mặt hàng sữa được áp dụng từ ngày 11/6 và giá trần bán lẻ được áp dụng từ ngày 21/6. 

Ông Tuấn cũng cho biết, ngoài 25 mặt hàng sữa đã có giá trần cụ thể, các mặt hàng không thuộc danh mục này và các sản phẩm mới cũng sẽ có cách tính giá trần tương ứng với quy cách và trọng lượng sản phẩm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. 

Đây cũng là nội dung chính tại công văn số 6544/BTC-QLG của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện các biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi được cơ quan này công bố tại cuộc họp báo ngày 27/5. 

Các sản phẩm sữa sẽ được chia thành 3 nhóm sản phẩm để áp dụng biện pháp bình ổn giá. 

Cụ thể, đối với tổ chức, cá nhân có sản phẩm sữa đang lưu thông trên thị trường thuộc danh mục 25 sản phẩm sữa đã được công bố, căn cứ vào sản phẩm sữa của mình trong danh mục này để lựa chọn sản phẩm sữa tương đương về trọng lượng; quy cách đóng gói, thông tin chất lượng với sản phẩm sữa cần xác định giá bán buôn tối đa. 

Đối với tổ chức, cá nhân có sản phẩm sữa đang lưu thông trên thị trường không thuộc danh mục 25 sản phẩm sữa, căn cứ vào danh mục sản phẩm sữa của mình, tổ chức, cá nhân lựa chọn sản phẩm sữa chuẩn có tương quan về trọng lượng; quy cách đóng gói; thông tin chất lượng gần nhất với sản phẩm thuộc danh mục 25 sản phẩm sữa để xác định giá bán buôn tối đa.

Đối với tổ chức, cá nhân có sản phẩm sữa mới đã được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận về tiêu chuẩn chất lượng và cấp phép lưu hành nhưng chưa lưu thông trên thị trường, việc xác định giá bán buôn tối đa căn cứ vào quy định về phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ của Bộ Tài chính và so sánh về giá của sản phẩm sữa đó với các sản phẩm sữa tương đương đã được công bố giá tối đa. 

Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền quản lý giá tiếp nhận Biểu giá bán lẻ tối đa, nếu cơ quan có thẩm quyền quản lý giá không có ý kiến yêu cầu giải trình về nội dung của Biểu giá thì tổ chức, cá nhân gửi, công bố và niêm yết công khai để áp dụng từ ngày 21/6/2014.

Trường hợp giá bán lẻ tối đa gửi cơ quan có thẩm quyền quản lý giá cao hơn quy định (vượt quá 15% so với giá bán buôn của nhà sản xuất, nhập khẩu), cơ quan có thẩm quyền quản lý giá có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân giải trình và xác định lại giá bán lẻ tối đa. 

Sau 3 lần giải trình nhưng tổ chức, cá nhân chưa đáp ứng yêu cầu, hoặc không thực hiện giải trình trong vòng 5 ngày làm việc hoặc không thực hiện xác định giá bán buôn tối đa thì tổ chức, cá nhân phải thực hiện mức giá bán lẻ tối đa do cơ quan có thẩm quyền quản lý giá xác định. 

Tổ chức, cá nhân thực hiện bán buôn đăng ký giá sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi trước ngày 6/6/2014 và đăng ký giá sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi trước ngày 16/6/2014.

Trước khi Bộ Tài chính chính thức công bố công văn về việc áp dụng giá trần này, một số doanh nghiệp yêu cầu được đối thoại với cơ quan chức năng để làm rõ căn cứ áp dụng với từng sản phẩm. 

Trao đổi với báo chí ngày 27/5, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Tài chính) cho biết đã nhận được công văn phản hồi của 3 doanh nghiệp thuộc diện bình ổn giá sữa. 

“Đây là biện pháp áp dụng theo Luật và chỉ áp dụng có thời hạn. Trong quá trình thực hiện, cơ quan chức năng đã tham vấn với các doanh nghiệp. Kết quả thanh tra giá sữa là căn cứ chính để áp dụng chính sách bình ổn này”, ông Nghĩa nói. 

Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài chính cũng cho biết, các doanh nghiệp đã cam kết thực thi chính sách này. Về các chiêu trò có thể được doanh nghiệp áp dụng để lách quy định này, ông Nghĩa cho biết, Bộ Tài chính đã làm việc với Tổng cục Hải quan, Bộ Công Thương để đảm bảo quản lý chặt chẽ từ khâu nhập khẩu đến khâu lưu thông trên thị trường. 

Ngoài ra, với thông tin hai nhãn hàng của hãng sữa Abott sẽ có giá cao hơn giá hiện hành, ông Nghĩa khẳng định, theo quy định tại văn bản 6544 này, giá bán lẻ của các sản phẩm sẽ không cao hơn giá bán lẻ hiện nay. Như vậy, tất cả các sản phẩm sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi sẽ thấp hơn giá bán hiện hành. 
Làm thế nào - HOW I DO: Làm thế nào vắt chanh được nhiều nước nhất:  Làm mềm quả chanh Trước khi vắt chanh lấy nước, để vắt được nhiều nước hơn, bạn có thể dùng tay bóp nhẹ quả chanh và lăn chanh trên mặt bàn...
 Làm mềm quả chanh Trước khi vắt chanh lấy nước, để vắt được nhiều nước hơn, bạn có thể dùng tay bóp nhẹ quả chanh và lăn chanh trên mặt bàn vài lần đến khi chanh mềm rồi vắt nước. 


2 Vắt lấy nước bằng dụng cụ vắt cam Dù những trái cam có kích cỡ to hơn quả chanh thông thường nhưng bạn vẫn có thể sử dụng dụng cụ vắt cam bằng tay hoặc bằng máy ép để vắt chanh được nhiều nước hơn. 

3 Quay quả chanh trong lò vi sóng trước khi vắt Đối với những quả chanh để trong tủ lạnh, trước khi vắt chanh lấy nước, bạn hãy cho quả chanh vào lò vi sóng quay khoảng 30 giây rồi để nguội 1 phút. Khi đó vắt chanh sẽ được nhiều nước hơn. Nếu như gia đình không có lò vi sóng, bạn cũng có thể ngâm quả chanh trong bát nước nóng 2 đến 3 phút rồi vắt lấy nước chanh. 

4 Bổ dọc quả chanh Nhiều người có thói quen bổ đôi quả chanh theo chiều dọc, tuy nhiên để vắt được nhiều nước hơn, bạn hãy thử  bổ dọc quả chanh nhé. 


5 Vắt theo nhiều hướng Khi vắt chanh bạn nên thay đổi chiều vắt liên tục để đảm bảo miếng chanh đã được vắt kiệt. Hi vọng mẹo vặt nhà bếp trên sẽ hữu ích cho bạn! 


Làm thế nào hàng ngày
Lam the nao hang ngay
Làm thế nào - HOW I DO: Lập vi bằng, lý do chúng ta cần thừa phát lại: Ưỡn Lập vi bằng - Lập Vi bằng theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân: Vi bằng là văn bản (kèm theo tài liệu, hình ảnh, băng ghi âm, ghi ...
Ưỡn Lập vi bằng

- Lập Vi bằng theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân: Vi bằng là văn bản (kèm theo tài liệu, hình ảnh, băng ghi âm, ghi hình…), phản ánh, ghi nhận các sự kiện, hành vi, do Thừa phát lại chứng kiến và xác lập. Vi bằng được dùng làm chứng cứ trong hoạt động xét xử, hòa giải, thỏa thuận, giao dịch và trong các quan hệ pháp lý khác. Địa giới lập vi bằng trong địa bàn TP Hà Nội. Phạm vi lập vi bằng bao gồm mọi sự kiện và hành vi trong cuộc sống.

 

- Văn phòng Thừa phát lại Hai Bà Trưng được quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, trừ những việc Thừa phát lại không được làm bao gồm: Các trường hợp vi phạm Điều 6 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP; vi phạm qui định về bảo đảm an ninh, quốc phòng ; vi phạm bí mật đời tư theo qui định tại Điều 38 Bộ luật dân sự; các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp và các trường hợp khác theo qui định của pháp luật.

 

- Vi bằng là chứng cứ để tòa án xem xét khi giải quyết vụ án. Vi bằng là căn cứ để thực hiện các thỏa thuận, giao dịch hợp pháp khác theo qui định của pháp luật. Vi bằng chỉ được coi là hợp lệ khi được đăng ký tại Sở tư pháp thành phố Hà Nội .

 

- Để lập vi bằng, Thừa phát lại phải là người trực tiếp chứng kiến, ghi nhận lại bằng văn bản (có thể kèm theo các tài liệu, hình ảnh, băng ghi âm, ghi hình…) phản ánh lại một cách trung thực các sự kiện, hành vi nhằm lưu giữ làm chứng cứ, bởi theo thời gian, nếu các sự kiện, hành vi đó không được lưu giữ lại, thì tự nó sẽ mất đi, thay đổi hoặc bị lãng quên, nếu không kịp thời ghi nhận lại có thể ảnh hưởng đến quyền, lợi ích, nghĩa vụ, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức. Thừa phát lại chứng kiến và ghi nhận lại thực trạng của sự vật, hiện tượng, sự kiện, hành vi tại thời điểm lập vi bằng được dùng làm cơ sở xem xét, so sánh khi phát sinh tranh chấp, là căn cứ pháp lý, là tài liệu mang giá trị chứng minh, là chứng cứ để cơ quan, tổ chức, cá nhân dựa vào để bảo vệ quyền lợi của mình trong các mối quan hệ của đời sống xã hội.



 

*Các vi bằng phổ biến:

- Xác nhận tình trạng tài sản, nhà, đất liền kề trước khi xây dựng công trình; sau khi xây dựng; theo thời gian…

- Xác nhận tình trạng tài sản, nhà, đất trước khi cho thuê; sau khi cho thuê; khi giao, nhận;

- Xác nhận tình trạng tài sản, nhà, đất khi mua, bán, trao đổi;

- Xác nhận tình trạng nhà, đất, gian hàng… bị lấn chiếm;

- Xác nhận tình trạng tài sản, nhà, đất (không có sổ đỏ) trong các giao dịch, thỏa thuận dân sự;

- Xác nhận việc chiếm giữ nhà, trụ sở, tài sản, con dấu, tài khoản, sổ tiết kiệm, thẻ tín dụng… trái pháp luật;

- Xác nhận tình trạng ly thân, tài sản trước, trong và sau khi ly hôn, nhận thừa kế, tài sản cho, tặng…

- Xác nhận hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, sai về quy cách, số lượng bày bán tại cơ sở kinh doanh, thương mại và trong quá trình giao nhận;

- Xác nhận hành vi cạnh tranh không lành mạnh;

- Xác nhận việc tổ chức cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông; việc cản trở cổ đông thực hiện quyền giám sát; việc không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ trong thực thi pháp luật, thực hiện quy chế, quy trình, quy định của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

- Xác nhận mức độ ô nhiễm mội trường về tiếng ồn, khói, bụi, ô nhiễm không khí, nguồn nước, vệ sinh môi trường nơi công cộng;

- Xác nhận sự chậm trễ trong thi công công trình; xác nhận tiến độ công trình; xác nhận tình trạng công trình khi nghiệm thu;

- Xác nhận các hành vi trái pháp luật trong lĩnh vực tin học, báo chí, phát thanh, truyền hình như: Đưa các thông tin không đúng sự thực; đưa thông tin khi chưa được phép người có thẩm quyền; sử dụng hình ảnh trái pháp luật; vu khống, đe dọa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng, qua tin nhắn điện thoại, trên internet…;

- Xác nhận các giao dịch mà theo quy định của pháp luật không thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng; những việc không thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp;

- Xác nhận tình trạng thiệt hại của cá nhân, tổ chức do người khác gây ra;

- Xác nhận việc từ chối thực hiện công việc của cá nhân, tổ chức mà theo quy định của pháp luật cá nhân, tổ chức đó phải thực hiện;


Văn phòng thừa phát lại Hà nội 0934041668

Van phong thua phat lai ha noi 0934041668

Làm thế nào - HOW I DO: Mua đất xen kẹt Từ Liêm: Nhiều rủi ro!: Mua đất xen kẹt Từ Liêm: Nhiều rủi ro! Sau khi thông tin Từ Liêm được tách thành 2 quận mới, giá đất trên địa bàn đã có biến động khá mạnh, ...
Mua đất xen kẹt Từ Liêm: Nhiều rủi ro!

Sau khi thông tin Từ Liêm được tách thành 2 quận mới, giá đất trên địa bàn đã có biến động khá mạnh, lên gần giá thời điểm năm 2010. Giá đất xen kẹt tại một số xã tăng 20-30% so với thời điểm thấp nhất khi thị trường đóng băng, khoảng 20 triệu đồng/m2.

    Mặc dù giá đã tăng khá mạnh, nhưng nhu cầu mua đất thổ cư để xây nhà vẫn rất cao do nhiều gia đình vẫn có tâm lý thích ở “nhà đất” hơn chung cư. Tuy nhiên, rủi ro khi mua những mảnh đất dạng này rất cao vì cơ sở pháp lý về quyền sử dụng đất hầu như không có.

    Khảo sát của PV Lao Động tại khu vực Mỹ Đình, những mảnh đất xen kẹt giữa khu dân cư, hay đất tái định cư đang được các môi giới BĐS rao bán khá nhiều. Tiếp xúc với một số môi giới thì được biết các mảnh đất được rao bán thường có diện tích khá nhỏ, từ 20-30m2 nằm giữa khu dân cư hoặc là một phần mảnh đất lớn được tách ra để bán.

    Tuy nhiên, khi hỏi về khả năng có tách được sổ đỏ hay không thì đa phần các môi giới đều trả lời có nhưng yêu cầu người mua phải chi tiền “lệ phí”. Còn mức lệ phí cụ thể là bao nhiêu thì cũng không rõ. Khi được yêu cầu tìm căn nhà có diện tích khoảng 40m2 để tiện sinh hoạt, các môi giới đã giới thiệu cho PV Lao Động một căn nhà 2 tầng tại khu tái định cư Tân Mỹ với giá bán 700 triệu đồng nhưng không có sổ đỏ, với hứa hẹn nếu bị Nhà nước giải phóng mặt bằng thì sẽ được “đền 1 suất chung cư”.

    Qua tìm hiểu của PV, thì diện tích tối thiểu để có thể tách được sổ đỏ từ mảnh đất lớn hơn là 30m2 còn dưới đó thì không được. Như vậy, những lời hứa sẽ làm được sổ đỏ nếu chi đủ “lệ phí” của mảnh đất xen kẹt có diện tích dưới 30m2 dường như rất rủi ro cho người mua. Không chỉ có vậy, theo giám đốc một sàn BĐS thì khu vực Tân Mỹ chỉ có 86 hộ thuộc diện tái định cư theo diện dãn dân, mỗi hộ được cấp 360m2 đất bao gồm 160m2 đất ở và 200m2 đất vườn. Phần còn lại đều thuộc diện lấn chiếm và không có bất cứ một loại giấy tờ nào. Với loại đất lấn chiếm này thì không có cách nào có thể đề nghị chính quyền cấp quyền sử dụng đất chứ chưa nói đến việc được đền bù khi bị giải tỏa.

    “Những người trót mua dạng đất kiểu này là vô cùng rủi ro. Nếu không may khi lên quận, chính quyền rà soát lại và thu hồi đất thì sẽ mất hết” - anh M - giám đốc sàn giao dịch chia sẻ.

    Điều này đã được khẳng định tại Luật Đất đai năm 2003 cũng như các quyết định của UBND TP.Hà Nội. Theo ông Nguyễn Thanh Hà - Giám đốc Công ty luật S&Blaw, Luật Đất đai năm 2003 quy định đất lấn chiếm hay đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất đều bị coi là tài sản không hợp pháp và không có quyền mua bán, chuyển nhượng hay thế chấp. Tất cả các hình thức giao dịch trên các mảnh đất không có giấy tờ đều được xem là trái pháp luật và không được công nhận, Nhà nước có quyền thu hồi những mảnh đất này bất cứ lúc nào. Còn với những mảnh đất xen kẹt diện tích dưới 30m2 hoặc đủ 30m2 mà một chiều dài dưới 3m, UBND TP.Hà Nội đã có quyết định 58 không cho phép mua bán, giao dịch, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xây dựng.

    Nhu cầu mua đất, mua nhà là nhu cầu chính đáng của người dân. Tuy nhiên, khi mua hay giao dịch BĐS cần đặc biệt chú ý tới giấy tờ pháp lý xác định quyền sử dụng đất. Tránh tình trạng nghe lời giới thiệu của các môi giới BĐS “thiếu đạo đức” mà tiền mất tật mang.

    Văn phòng thừa phát lại Hà nội 0934041668

    Van phong thua phat lai Ha noi 0934041668

    Làm thế nào - HOW I DO: Tin từ Bộ Tư Pháp: Khẩn trương đưa Thừa phát lại h...: Tin từ Bộ Tư Pháp: Khẩn trương đưa Thừa phát lại hoạt động hiệu quả Văn phòng thừa phát lại Hà Nội trích dẫn theo trang thông tin Tổng cục T...

    Tin từ Bộ Tư Pháp: Khẩn trương đưa Thừa phát lại hoạt động hiệu quả

    Văn phòng thừa phát lại Hà Nội trích dẫn theo trang thông tin Tổng cục Thi hành án:
    Mặc dù đã có sự cố gắng, nhưng việc triển khai thí điểm chế định Thừa phát lại còn chậm ở cả Trung ương và địa phương, do vậy, Bộ trưởng Bộ Tư pháp yêu cầu phải thống nhất về mặt nhận thức, đẩy nhanh công tác xây dựng thể chế; Sở Tư pháp địa phương nơi thí điểm phải tập trung tham mưu cho cấp Ủy, chính quyền địa phương khẩn trương thành lập tối đa số lượng Văn phòng Thừa phát lại đã được phê duyệt.
    TPL2

    Trên cơ sở buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường –Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện chế định Thừa phát lại với lãnh đạo một số Ủy ban nhân dân, Giám đốc Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố nơi thực hiện thí điểm Thừa phát lại, mới đây Bộ Tư pháp đã ra thông báo kết luận của Bộ trưởng về vấn đề nói trên. Theo đó, mặc dù đã có sự cố gắng, nhưng việc triển khai thí điểm chế định Thừa phát lại còn chậm ở cả Trung ương và địa phương so với yêu cầu tại Nghị quyết của Quốc hội, Đề án được Thủ tướng phê duyệt và Kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo. Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, trong thời gian tới, Bộ trưởng yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay một số công việc. Trước hết, phải thống nhất về mặt nhận thức “Thừa phát lại là công lại”, Văn phòng Thừa phát lại là doanh nghiệp đặc thù. Đồng thời, phải có sự khuyến khích chấp hành viên đã thôi không làm chấp hành viên tham gia làm Thừa phát lại; Thừa phát lại là tương lai của thi hành án, vì vậy cơ quan Thi hành án phải hợp tác, phối hợp với Thừa phát lại để có thêm sự lựa chọn cho người dân.

    Đối với công tác xây dựng thể chế, Bộ trưởng giao thời hạn cụ thể cho việc ban hành một số thông tư liên tịch về Thừa phát lại, quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phải báo cáo ngay với Lãnh đạo Bộ để thống nhất với Lãnh đạo Bộ, Ngành liên quan có biện pháp giải quyết.

    Về bổ nhiệm Thừa phát lại, thành lập Văn phòng Thừa phát lại, Bộ trưởng yêu cầu Giám đốc Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố mở rộng thí điểm phải tập trung tham mưu cho cấp Ủy, chính quyền địa phương khẩn trương thành lập tối đa số lượng Văn phòng Thừa phát lại đã được phê duyệt. Các địa phương phải có hướng dẫn, hỗ trợ để các Văn phòng Thừa phát lại đã được thành lập kiện toàn tổ chức, sớm đi vào hoạt động có hiệu quả.

    Bộ trưởng cũng giao Tổng cục Thi hành án dân sự tham mưu để Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp có văn bản gửi Tỉnh ủy, Thành ủy các địa phương thực hiện thí điểm chế định này, đề nghị tiếp tục quan tâm, chỉ đạo, lãnh đạo trong việc triển khai thực hiện, trong đó có việc thành lập, đăng ký hoạt động và tổ chức để các Văn phòng Thừa phát lại mới được thành lập đi vào hoạt động có hiệu quả và đề nghị quan tâm, chỉ đạo, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; Ban Chỉ đạo thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại, theo kế hoạch công tác, có trách nhiệm tổ chức đoàn công tác để kiểm tra, nắm bắt tình hình và có các giải pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

    Bộ trưởng cũng giao đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Thừa phát lại ở cả Trung ương và địa phương trong suốt thời gian thực hiện thí điểm.

    Theo http://www.moj.gov.vn

    Thừa phát lại hà nội 0934041668
    Thua phat lai ha noi 0934041668
    Làm thế nào - HOW I DO: Người mua nhà trên giấy cần được bảo vệ, A09340416...: Thứ Tư, 28/05/2014, 09:00 Người “mua nhà trên giấy” cần được bảo vệ TT - Ngày 27-5, tại phiên thảo luận ở tổ của Quốc hội về dự án Luật nhà ...
    Thứ Tư, 28/05/2014, 09:00

    Người “mua nhà trên giấy” cần được bảo vệ

    TT - Ngày 27-5, tại phiên thảo luận ở tổ của Quốc hội về dự án Luật nhà ở (sửa đổi) và Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi), nhiều đại biểu cho rằng các nội dung sửa đổi hai dự luật này chưa thấy rõ trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư và kinh doanh bất động sản.

    >> Bất động sản “sống dở chết dở” là trách nhiệm nhà quản lý
    >> Kinh doanh bất động sản phải có giấy phép hành nghề 
    >> Phải giám sát được vốn đầu tư vào các dự án bất động sản

    Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng cơ quan quản lý phải chịu trách nhiệm về khó khăn của thị trường bất động sản - Ảnh: Quang Định

    Phát biểu tại phiên thảo luận, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền cho rằng dự thảo luật phải tính đến trách nhiệm của nhà quy hoạch, trách nhiệm của nhà điều chỉnh thị trường, trách nhiệm của nhà cấp phép…

    Cơ quan quản lý không thể vô can

    * Đại biểu CHU SƠN HÀ (Hà Nội):

    Không dùng ngân sách xây nhà công vụ

    Quỹ nhà công vụ để bố trí cho cán bộ khi luân chuyển công tác, nhận nhiệm vụ là cần thiết. Tuy nhiên, tôi đề nghị không bỏ ngân sách ra để xây nhà công vụ nữa, mà để cho doanh nghiệp xây dựng nhà công vụ cho thuê giá thương mại và Nhà nước chỉ bỏ phần tiền trợ giá thuê. Khi thôi nhiệm vụ thì cơ quan thông báo đến doanh nghiệp cho thuê để doanh nghiệp đòi lại nhà hoặc cơ quan cắt tiền trợ giá thuê nhà.

    “Các cơ quan quản lý nhà nước phải chịu trách nhiệm về tình trạng sống dở chết dở hiện nay của thị trường bất động sản, nhưng trong báo cáo tổng kết thi hành luật thời gian qua không thấy nêu câu nào cả” - ông Quyền nói. Theo ông Quyền, việc cấp phép bừa bãi, cấp phép không có kế hoạch, không trên cơ sở cung cầu thị trường…dẫn đến tình trạng khó khăn hiện nay của thị trường bất động sản thì cơ quan cấp phép phải chịu trách nhiệm. “Trong cả hai dự án luật này chúng ta không nhìn thẳng vào sự thật là quản lý nhà nước trong lĩnh vực này rất yếu” - ông Quyền khẳng định.

    Cũng theo ông Quyền, rất nhiều chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về bất động sản và nhà ở, đó là các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, nhà đầu tư, nhà bảo hành, nhà khai thác, bảo dưỡng, khách hàng… Nếu tranh chấp xảy ra có thể liên quan đến rất nhiều chủ thể, nên dự thảo Luật nhà ở (sửa đổi) và Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi) cần phân định rõ hơn trách nhiệm của từng đối tượng. Riêng với cơ quan quản lý nhà nước và nhà quản lý cụ thể, cần quy định rất chặt chẽ về quy hoạch, kế hoạch, sao cho khi nhà quản lý muốn thay đổi quy hoạch thì phải có tiêu chí rõ ràng. “Đường Trường Chinh, Hà Nội là một ví dụ, phải có tiêu chí xác định đường thẳng hoặc đường cong, chứ không thể phụ thuộc vào ý chí chủ quan của nhà quản lý được”- ông Quyền nói.

    Liên quan đến dự thảo Luật nhà ở (sửa đổi), đại biểu Trần Du Lịch cho rằng hiến pháp quy định mọi người có quyền có nhà ở là một tiến bộ, nhưng có nên theo hướng tạo lập chính sách để mọi người sở hữu nhà ở không, hay tập trung chính sách của Nhà nước làm sao để mọi người có chỗ ở chứ không phải sở hữu nhà ở. Nếu đồng thuận với quan điểm này thì nhà ở xã hội phải tính khác, không thể một người lương không đủ sống nhưng cứ phải đeo đuổi mua nhà. Do đó, Nhà nước tạo điều kiện tạo lập quỹ nhà ở xã hội, nhà cho thuê giá rẻ cho các đối tượng, chưa cần khuyến khích sở hữu nhà ở.

    Cũng theo ông Lịch, trách nhiệm phát triển nhà ở chủ yếu là chính quyền địa phương nên luật phải ràng buộc trách nhiệm này, đồng thời đặt vấn đề “chúng ta có mạnh dạn làm theo cách là nguồn thu từ xổ số kiến thiết chỉ để xây dựng nhà ở cho thuê, không được làm chuyện khác”. Đại biểu Huỳnh Thành Lập - trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM - cũng cho rằng mục tiêu chính của Luật nhà ở (sửa đổi) là tạo ra chính sách để xây thật nhiều nhà cho dân, đồng thời ủng hộ quan điểm chú trọng chính sách để mọi người có chỗ ở chứ không phải sở hữu nhà ở.

    Kiểm soát tiền “mua nhà trên giấy”

    Đại biểu Thân Đức Nam (Đà Nẵng) cho rằng các quy định về việc bán nhà ở hình thành trong tương lai vẫn chưa làm rõ được cơ chế đảm bảo nguồn vốn huy động ứng trước của người mua nhà sẽ được sử dụng đúng mục đích. Theo ông Nam, cần quy định rõ trong luật là tiền ứng trước mua nhà của người mua nhà phải được ký gửi tại một tổ chức tín dụng và chỉ được dùng để thanh toán cho công trình đó, giải ngân theo tiến độ của công trình có sự giám sát của ngân hàng và đại diện khách hàng. Ngoài ra, chỉ cho phép chủ đầu tư được huy động vốn của khách hàng tại thời điểm đã hoàn thành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, dự án đã có quy hoạch chi tiết 1/500 (hoặc quy hoạch tổng mặt bằng) vì đây là lúc doanh nghiệp đã đầu tư khoản tiền lớn để giải phóng mặt bằng nên rất cần vốn để triển khai dự án.

    Ông Nam cũng đề nghị quy định cụ thể về việc góp vốn và phân biệt rõ hai hình thức huy động vốn và mua bán nhà hình thành trong tương lai, giai đoạn nào thì bắt buộc phải ký hợp đồng mua bán nhà ở. “Với các dự án xây dựng nhà ở hay nhà ở đang xây dựng trong dự án sẽ được thế chấp tại các tổ chức tín dụng để vay vốn, thời hạn giải chấp sẽ phải thực hiện trước khi chủ đầu tư dự án hay các tổ chức, cá nhân tiến hành ký hợp đồng mua bán, cho thuê với khách mua nhà. Ngoài ra, cũng cần khống chế số lần chuyển nhượng và một số điều kiện ràng buộc khác, nếu không sẽ dễ dẫn đến tình trạng chuyển nhượng tràn lan, trốn thuế” - ông Nam phân tích.

    Ông Phạm Huy Hùng (nguyên chủ tịch HĐQT Ngân hàng Vietinbank, đại biểu TP Hà Nội) cũng cảnh báo về tình trạng “tay không bắt giặc”. Chẳng hạn, có những chủ đầu tư ăn mặc đẹp, đi xe xịn, xách cặp rất oai nhưng nợ như chúa chổm, họ chỉ ép mấy cái cọc là bán, thu tiền nhiều lắm mà tiền đi đâu không biết. “Cho nên chỗ này cần có cơ chế kiểm tra, kiểm soát để hạn chế rủi ro”- ông Hùng nói. Theo ông Lịch, cần đặt dự thảo Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi) trong mối quan hệ với Luật doanh nghiệp (sửa đổi), tinh thần là mọi người có quyền kinh doanh những gì pháp luật không cấm, nhưng đây có phải là loại hình kinh doanh có điều kiện không, người VN định cư ở nước ngoài được kinh doanh bất động sản đến mức nào…

    V.V.THÀNH - L.KIÊN - Q.THANH


    Làm thế nào - HOW I DO: Mô hình Thừa phát lại ở Hà Nội sẽ hỗ trợ thiết thự...: Thừa phát lại Hà Nội: Mô hình Thừa phát lại ở Hà Nội sẽ hỗ trợ thiết thực cho ngành Tòa án. Trên cơ sở kết quả đã đạt được trong việc triển ...

    Thừa phát lại Hà Nội: Mô hình Thừa phát lại ở Hà Nội sẽ hỗ trợ thiết thực cho ngành Tòa án.

    Trên cơ sở kết quả đã đạt được trong việc triển khai thí điểm chế định Thừa phát lại tại thành phố Hồ Chí Minh, vừa qua Quốc hội đã quyết định cho tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại. Hưởng ứng chủ trương này, Hà Nội đã xúc tiến tổ chức Hội nghị lấy ý kiến của các Sở, ngành có liên quan về việc tổ chức thí điểm mô hình Thừa phát lại trên địa bàn thành phố.
    thua-phat-lai-ha-noi

    Một chủ trương cải cách đã đi vào cuộc sống

    Thí điểm chế định Thừa phát lại là một trong các giải pháp về cải cách Tư pháp đã được Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị đề ra và thể chế hóa tại Nghị quyết số 24/2008/QH12 của Quốc hội. Sau 2 năm thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh (từ 21/5/2010 đến 30/6/2012), bước đầu đã khẳng định những thành công của mô hình này, góp phần cung cấp những luận cứ cho việc hoàn thiện pháp luật về tố tụng và thi hành án dân sự, cũng như đổi mới hệ thống tổ chức cơ quan Thi hành án. Nhiều ý kiến đánh giá, việc triển khai thí điểm chế định Thừa phát lại đã tạo lập một nghề mới về cung cấp dịch vụ pháp lý, dịch vụ Hành chính – Tư pháp, đem lại hiệu quả kinh tế – xã hội như giảm tải nhân lực, thời gian, bảo đảm các hoạt động tư pháp được nhanh hơn, đúng pháp luật, hạn chế tình trạng quá tải trong công việc của các cơ quan Tòa án và Thi hành án dân sự.

    Tuy nhiên, việc thí điểm chế định Thừa phát lại trong một thời gian ngắn và mới chỉ được triển khai ở một địa phương là chưa đủ cơ sở để đánh giá một cách toàn diện về mô hình tổ chức, cơ chế, phạm vi hoạt động cũng như tính hiệu quả của chế định này. Các văn bản quy định về thí điểm chưa tạo được hành lang pháp lý đầy đủ cho tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại. Quá trình tổ chức thực hiện, việc kiểm soát và định hướng hoạt động cho các văn phòng Thừa phát lại chưa bám sát vào Nghị quyết của Quốc hội, chưa đạt được mục tiêu trọng tâm là hỗ trợ, giảm tải cho hoạt động thi hành án dân sự. Sau khi hết thời hạn thí điểm theo Nghị quyết số 24/2008/QH12, việc tổng kết, báo cáo Quốc hội về kết quả thí điểm tiến hành chưa kịp thời, làm phát sinh vấn đề về giá trị pháp lý của hoạt động Thừa phát lại kể từ khi hết thời hạn thí điểm…

    Vì vậy, tại kỳ họp vừa qua, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 36/2012/QH13 về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại. Theo Nghị quyết số 36/2012/QH13, việc thí điểm sẽ được tiếp tục đến hết ngày 31/12/2015, mở rộng trên địa bàn một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện thí điểm, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm 2015. Các tổ chức Thừa phát lại đã được thành lập và hoạt động theo Nghị quyết số 24/2008/QH12 được tiếp tục hoạt động từ ngày 1/7/2012 cho đến khi Quốc hội có quyết định mới.

    Sẽ hỗ trợ thiết thực cho ngành Tòa án

    Thực hiện Nghị quyết số 36/2012/QH13 của Quốc hội, mới đây, Sở Tư pháp thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến của các Sở, ngành có liên quan về việc tổ chức thí điểm mô hình Thừa phát lại trên địa bàn thành phố. “Cần nghiên cứu để triển khai thí điểm mô hình Thừa phát lại trên địa bàn thành phố Hà Nội” là khẳng định của đại diện nhiều Sở, ngành tham dự Hội nghị.

    Theo Phó Chánh tòa Hình sự (Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội) Nguyễn Thị Xuân Phương, mỗi năm ngành Tòa án xét xử trên 12 nghìn vụ án. Số lượng giấy tờ phải tống đạt lớn nên gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, nếu mô hình Thừa phát lại được triển khai thực hiện tại Hà Nội “sẽ giảm tải và hỗ trợ rất tích cực, thiết thực, hiệu quả cho ngành Tòa án”.

     Điều này cũng đã được chứng minh từ thực tế triển khai tại thành phố Hồ Chí Minh. Về phía người dân, sự hiện diện của các Văn phòng Thừa phát lại bên cạnh các cơ quan Thi hành án dân sự của Nhà nước đã tạo điều kiện để người dân có thêm sự lựa chọn phù hợp với năng lực, điều kiện của cá nhân khi yêu cầu thi hành án dân sự; tạo cơ chế tăng cường tính chủ động, tích cực của công dân trong các quan hệ dân sự, tố tụng dân sự.

    Với những thành công kể trên, “Thừa phát lại là một mô hình tốt, tiến bộ trong tương lai, cần thiết cho người dân và Tư pháp, trong đó có người dân và ngành Tư pháp Thủ đô”, Phó Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ I (Tổng Cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp) Lê Xuân Hồng nhấn mạnh.

    Phải có “bước đi” thận trọng, vững chắc

    Thừa nhận thành công và tán thành sự cần thiết trong việc triển khai mô hình Thừa phát lại tại Hà Nội, nhưng nhiều ý kiến đại biểu cũng bày tỏ không ít băn khoăn, lo lắng khi triển khai mô hình này. Theo đại diện Công an thành phố Hà Nội, trong trường hợp bản án tuyên nhưng đương sự chưa “tâm phục, khẩu phục” thì sẽ rất khó để cho Thừa phát lại thực hiện công việc của mình. Bởi thế, muốn triển khai thành công mô hình này, trước hết cần phải xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh cũng như phải có thời gian để cho cán bộ và người dân “làm quen”, thích nghi với hoạt động xã hội hóa mang tính chất pháp lý này.

    Đồng tình, Phó Vụ trưởng Lê Xuân Hồng cho biết, người dân Thủ đô vẫn tin tưởng và chuộng các cơ quan công quyền hơn. Các điều kiện kinh tế xã hội của Hà Nội cũng khác với thành phố Hồ Chí Minh nên việc triển khai sẽ có nhiều điểm khó hơn. Hiện Đề án thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mới chỉ đưa ra cái khung “chung chung”. Do đó, kế hoạch triển khai mô hình Thừa phát lại ở Hà Nội cần hết sức cụ thể, chi tiết và phải có những giải pháp phù hợp, khả thi.

    Về số lượng Văn phòng Thừa phát lại có thể thành lập, Phó Chánh án Nguyễn Thị Xuân Phương cho rằng, Hà Nội không nên thành lập một cách “cảm tính”, “ồ ạt” mà trước tiên nên tiếp cận, thành lập ở khu vực nội thành – nơi có số lượng vụ việc lớn, thuận lợi cho việc thí điểm. Cùng quan điểm, một số ý kiến đại biểu cũng đề xuất chọn các khu vực đặc thù ở Thủ đô để thực hiện. Bên cạnh việc thành lập Văn phòng Thừa phát lại tại khu vực đô thị nhiều vụ việc thì cũng cần thiết thành lập ở khu vực ngoại ô, tuy ít vụ việc hơn song trong số đó có không ít vụ việc phức tạp, khó làm.

    Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Hồ Xuân Hương khẳng định, từ kinh nghiệm triển khai mô hình này ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội sẽ có những bước đi thận trọng, chắc chắn, nhưng cũng cần mạnh dạn đưa dịch vụ này đến với người dân. Trước mắt sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân, cán bộ làm quen với mô hình này. Bên cạnh đó, Sở Tư pháp Hà Nội sẽ phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan trong việc xây dựng Đề án thực hiện chế định này trên địa bàn thành phố Hà Nội.

    Theo Trang thông tin Thi hành án Dân sự

    Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của Nghị định và pháp luật có liên quan.

    Việc tống đạt văn bản của Thừa phát lại giúp Tòa án tập trung vào việc xét xử, việc lập vi bằng giúp tạo lập nguồn chứng cứ góp phần bảo đảm cho việc xét xử khách quan, kịp thời và chính xác. Không những thế, việc thực hiện các công việc về tống đạt văn bản thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án, trực tiếp tổ chức thi hành án của Thừa phát lại còn giúp các cơ quan Thi hành án dân sự nâng cao ý thức, trách nhiệm, tạo cơ chế vừa phối hợp, hỗ trợ vừa cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực thi hành án, bước đầu góp phần hạn chế một số tiêu cực trong hoạt động thi hành án.

    Thừa phát lại tại Hà nội 0934041668
    Thua phat lai tai ha noi 0934041668
    Làm thế nào - HOW I DO: Bảo đảm nhu cầu về nhà ở của người dân: Ngày làm việc thứ bảy, kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XIII Bảo đảm nhu cầu về nhà ở của người dân Các đại biểu Quốc hội trao đổi ý kiến trong...
    Ngày làm việc thứ bảy, kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XIII
    Bảo đảm nhu cầu về nhà ở của người dân
    Các đại biểu Quốc hội trao đổi ý kiến trong giờ giải lao. Ảnh: TRẦN HẢI
    Các đại biểu Quốc hội trao đổi ý kiến trong giờ giải lao. Ảnh: TRẦN HẢI

    Ngày 27-5, Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội (QH) khóa XIII sang ngày làm việc thứ bảy. Buổi sáng, QH thảo luận ở tổ về Dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi). Buổi chiều, QH nghe đại diện Chính phủ trình bày Tờ trình Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dạy nghề và báo cáo thẩm tra dự án luật này; thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Luật Hôn nhân và Gia đình (sửa đổi).

    Phát triển hài hòa thị trường bất động sản

    Thảo luận ở tổ về Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), đại biểu Thân Đức Nam (Đà Nẵng) cho rằng, cần phân loại nhà ở theo tiêu chí thống nhất, như: mục đích sử dụng hoặc theo chủ thể sở hữu, tránh chồng chéo, mâu thuẫn, bảo đảm tính thực thi của các văn bản pháp luật, thống nhất với các bộ luật liên quan như: Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Di sản.

    Về quy định hạn sử dụng đối với nhà chung cư, đại biểu Nguyễn Quốc Bình (Hà Nội) và một số đại biểu khác đề nghị, dự thảo cần quy định rõ thời hạn sử dụng được xác định theo tiêu chí nào, theo tiêu chuẩn chất lượng xây dựng hay theo thời gian sử dụng được xác định trong hợp đồng mua căn hộ với chủ đầu tư.

    Đối với chính sách phát triển nhà ở công vụ, nhiều ý kiến cho rằng, trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, không nên phát triển nhà ở công vụ tràn lan, gây lãng phí ngân sách nhà nước. Đa số các đại biểu đề xuất chỉ những trường hợp thật sự cần thiết mới sử dụng nhà công vụ.

    Thảo luận về Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), nhiều đại biểu quan tâm quy định về phạm vi kinh doanh bất động sản của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài. Một số đại biểu đề nghị, cần xem xét lại quy định cho phép tất cả các tổ chức, cá nhân nước ngoài được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện các hoạt động kinh doanh bất động sản. Vì điều này chưa phù hợp Luật Đất đai.

    Đa số các ý kiến đại biểu QH tán thành việc nâng cao điều kiện để tổ chức, cá nhân được kinh doanh bất động sản. Quy định này sẽ hạn chế những chủ thể kinh doanh bất động sản có năng lực tài chính yếu, tham gia thị trường mang tính chất manh mún.

    Cân nhắc vấn đề mang thai hộ và hôn nhân đồng tính

    Buổi chiều, các đại biểu QH làm việc tại hội trường, thảo luận, cho ý kiến về Dự thảo Luật Hôn nhân và Gia đình (sửa đổi).

    Liên quan vấn đề mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, nhiều ý kiến tán thành đưa quy định này vào dự thảo luật. Theo các đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa - Vũng Tàu), Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định), việc bổ sung quy định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có ý nghĩa nhân văn, đáp ứng nhu cầu thực tiễn là có một số cặp vợ chồng không có khả năng sinh con mong muốn được thực hiện quyền làm cha mẹ. Trong khi hiện nay ở nước ta đã có một số cơ sở y tế đã thực hiện được các kỹ thuật này. Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị cân nhắc khi đưa quy định này vào dự thảo luật. Theo đại biểu Tôn Thị Ngọc Hạnh (Đác Nông), với sự phát triển của khoa học, đến nay, Việt Nam đã đủ điều kiện về kỹ thuật chuyên môn thực hiện, nhưng các quy định về pháp luật chưa được xây dựng đầy đủ để điều chỉnh những phát sinh do mang thai hộ gây ra. Bên cạnh đó, tâm lý của một bộ phận lớn xã hội hiện nay chưa nhận thức đầy đủ về vấn đề này, sẽ tạo áp lực rất lớn trong cuộc sống của những người tham gia mang thai hộ.

    Vấn đề liên quan hôn nhân đồng tính được nhiều đại biểu góp ý kiến. Theo Ban soạn thảo, sau khi tiếp thu ý kiến của các đại biểu QH tại kỳ họp thứ sáu, dự án luật lần này bỏ quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính, nhưng Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính, đồng thời bỏ quy định về giải quyết hậu quả của việc chung sống giữa những người cùng giới tính. Nhiều đại biểu cho rằng, cần cân nhắc kỹ lưỡng vấn đề này vì liên quan nhu cầu và xu hướng sống thực tế của một bộ phận trong xã hội. Theo đại biểu Lê Thị Tám (Nghệ An), hôn nhân đồng giới là nhu cầu có thật. Do vậy, việc đưa các quy định liên quan đến hôn nhân đồng giới vào dự thảo luật là cần thiết.

    Cũng trong ngày làm việc hôm qua, các đại biểu QH nghe đại diện Chính phủ trình bày Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dạy nghề và báo cáo thẩm tra dự thảo luật này.

    Dự toán ngân sách năm 2014, Chính phủ chưa đề xuất khoản nào hỗ trợ ngư dân đóng tàu vỏ sắt. Nhiều đại biểu QH đề xuất trích từ khoản 35.000 tỷ đồng Bộ Giao thông vận tải tiết kiệm được và khoản dư từ tăng bội chi ngân sách để hỗ trợ ngư dân. Đề xuất này phải xin ý kiến QH. Tôi ủng hộ việc Nhà nước chi ngân sách, hỗ trợ ngư dân đóng tàu vỏ sắt. Bên cạnh đó, lực lượng Kiểm ngư, Cảnh sát biển cần có kế hoạch tổ chức bảo vệ cho ngư dân một cách chặt choe.

    Đại biểu Huỳnh Ngọc Sơn (Đà Nẵng).

    Đối với những đối tượng lao động trong môi trường nặng nhọc, độc hại cần cân nhắc hạ thấp hơn nữa độ tuổi về hưu. Nhiệm vụ của các nhà hoạch định chính sách là xây dựng bảng danh mục cụ thể: Đối tượng nào, ngành nghề nào nên có độ tuổi nghỉ hưu hợp lý với những cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn rõ ràng, phân tích xác đáng từ các nhà chuyên môn, xã hội sẽ chấp nhận.

    Đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Hòa Bình)

    Làm thế nào - HOW I DO: Công nghiệp dược phẩm Ấn Độ và chất lượng thuốc nh...:   Home   Đánh giá   Tin tức   Tư vấn   PR News   Download   Công nghiệp dược phẩm Ấn Độ và chất lượng thuốc nhập từ Ấn Độ Thứ Bẩy, ngày 21/0...

    Công nghiệp dược phẩm Ấn Độ và chất lượng thuốc nhập từ Ấn Độ

    Mới đây, Cục Quản lý dược Việt Nam công bố danh sách 37 công ty buộc phải kiểm nghiệm 100% lô thuốc nhập khẩu do có thuốc bị phát hiện vi phạm chất lượng, trong đó có tới 25 công ty từ Ấn Độ. Trong khi đó, khảo sát thuốc trúng thầu vào bệnh viện một số tỉnh gần đây cho thấy, Ấn Độ đang dẫn đầu về thuốc ngoại trúng thầu. Vậy chất lượng thuốc nhập từ Ấn Độ như thế nào, có tin cậy được không?

    Mặc dù báo chí trong nước vẫn đăng tải thông tin về sự phát triển của công nghiệp dược phẩm Ấn Độ nhưng chưa có bài viết nào mô tả rõ về ngành dược nước này cũng như chất lượng dược phẩm xuất khẩu của họ, VnReview xin chia sẻ những thông tin chúng tôi tìm hiểu được từ các trang tin trong nước và quốc tế.


    Bài liên quan:

    Có phải thuốc giá rẻ sẽ không chữa được bệnh? Có cách nào quản lý chất lượng thuốc?

    Vài nét về công nghiệp dược phẩm Ấn Độ

    Theo báo The Economic Times, ngành công nghiệp dược phẩm Ấn Độ đứng thứ ba thế giới về quy mô và đứng thứ 14 về giá trị. Doanh số tất cả các loại thuốc ước đạt khoảng 19,22 tỉ USD vào năm 2012. Xuất khẩu dược phẩm từ Ấn Độ tăng từ 6,23 tỉ USD trong năm 2006-2007 lên 8,7 tỷ USD trong năm 2008-2009 với tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 21,25%. Hồi năm 2010, PricewaterhouseCoopers đã dự báo Ấn Độ sẽ lọt vào top 10 thị trường dược phẩm toàn cầu về mặt doanh số vào năm 2020 với giá trị đạt 50 tỷ USD.

    Chính phủ Ấn Độ bắt đầu khuyến khích các công ty trong nước sản xuất thuốc từ những năm đầu thập niên 1960. Năm 1970, nước này ra Luật Bằng sáng chế (Patents Act), không cấp giấy phép độc quyền sáng chế cho thuốc chữa bệnh, cho phép các công ty Ấn Độ nếu đủ điều kiện sản xuất một công thức thuốc nào đó có thể được công ty đang sở hữu bằng sáng chế thuốc đó cấp giấy phép tự nguyện (voluntary licence) để sản xuất. Điều 84 của Luật này còn cho phép cấp giấy phép cưỡng bức (compulsory license), bắt buộc công ty sở hữu bằng sáng chế một thuốc phải cấp giấy phép cho công ty khác sản xuất thuốc đó, nếu (1) không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng thuốc và tiếp cận thuốc của công chúng; (2) giá thuốc quá cao so với khả năng chi trả của công chúng; (3) đang thực hiện sản phẩm được bảo hộ sáng chế trên lãnh thổ Ấn Độ. Từ năm 1978, Ấn Độ vươn lên trở thành trung tâm hàng đầu về sản xuất thuốc không có bản quyền (thuốc generic).

    Vụ việc đầu tiên và điển hình cho việc cấp giấy phép cưỡng bức tại Ấn Độ là vụ hãng dược Bayer của Đức đã nhận phán quyết thua kiện trong một vụ kiến kéo dài 2008-2012, buộc phải cho phép hãng dược Natco Pharma của Ấn Độ sản xuất và kinh doanh phiên bản giá rẻ của sản phẩm thuốc "bom tấn" Nevaxar (chữa ung thư biểu bì gan và ung thư thận, đã được đăng ký bản quyền tại hơn 60 quốc gia trên toàn thế giới). Với quyết định của chính phủ, Bayer phải chuyển giao công nghệ sản xuất Nexavar cho Natco Pharma. Ðổi lại Natco phải bán thuốc ở giá 161 USD (so với mức 5.132 USD mà Bayer áp dụng ở Ấn Ðộ), nộp 6% doanh thu bán thuốc cho Bayer và chỉ được bán thuốc ở Ấn Ðộ.

    Với tiền lệ này, các công ty Ấn Độ đã và sẽ còn tung ra thị trường nhiều loại thuốc giá rẻ mới là phiên bản của các "bom tấn" đắt tiền của các hãng dược đa quốc gia.

    Số lượng các công ty dược phẩm hoàn toàn của Ấn Độ khá thấp. Ngành công nghiệp dược phẩm của Ấn Độ chủ yếu hoạt động cũng như bị kiểm soát bởi các công ty nước ngoài có công ty con ở Ấn Độ do tận dụng lao động giá rẻ Ấn Độ. Khoảng 250 công ty lớn nhất kiểm soát 70% thị trường dược phẩm Ấn Độ, trong đó các công ty đa quốc gia chỉ chiếm 35% thị phần, giảm so với 70% so với năm 1970 – thời điểm ra Luật Sáng chế.

    Hầu hết các công ty dược phẩm đang hoạt động tại Ấn Độ, thậm chí cả các công ty đa quốc gia, đều sử dụng lao động Ấn Độ ở tất cả các cấp bậc quản lý. Các công ty dược phẩm trong nước, như nhiều doanh nghiệp khác ở Ấn Độ, thường là một hỗn hợp của doanh nghiệp nhà nước và tư nhân. Mặc dù nhiều trong số các công ty này thuộc sở hữu nhà nước, người lãnh đạo công ty thường được cha truyền con nối và gia đình sáng lập nắm giữ cổ phần đa số.

    Năm 2005, trong nỗ lực nhằm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Ấn Độ đã chấp nhận cấp Bằng độc quyền sáng chế cho thuốc chữa bệnh và buộc phải công nhận không chỉ các sáng chế mới mà còn cả những sáng chế đã nộp hồ sơ từ sau ngày 1/1/1995. Với việc này, thị trường thuốc generic Ấn Độ đã mất hàng trăm triệu USD cho các hãng sở hữu sáng chế.

    Sau nhiều năm sản xuất thuốc phiên bản giá rẻ (thuốc generic), các công ty dược phẩm Ấn Độ đã chú ý nhiều hơn tới việc nghiên cứu và phát triển (R&D) để tự mình phát minh các công thức thuốc mới. Tuy nhiên, ngay cả những công ty lớn nhất như Ranbaxy hay Dr. Reddy's Laboratories cũng chỉ dành 5-10% doanh thu vào R&D, thấp hơn nhiều so với các hãng dược phẩm phương Tây như Pfizer, có ngân sách năm 2009 dành cho nghiên cứu lớn hơn doanh thu toàn bộ ngành công nghiệp dược phẩm Ấn Độ khi đó.

    Hiện nay, dược phẩm của Ấn Độ được xuất khẩu đến trên 200 nước trên thế giới, nhưng chủ yếu là các thị trường Mỹ, Đức, Nga, Vương quốc Anh và Trung Quốc. Ngành công nghiệp sử dụng khoảng 340.000 lao động cùng với khoảng 400.000 bác sỹ và 300.000 dược sỹ. Tổng số cơ sở sản xuất thuốc lên tới khoảng 10.500, trong đó có khoảng trên 8.100 cơ sở sản xuất công thức thuốc và gần 2.400 cơ sở sản xuất thuốc. Các sản phẩm xuất khẩu hiện nay từ Ấn Độ gồm nguyên liệu dược phẩm, hoạt chất (APIs), thuốc thành phẩm, công thức bào chế thuốc (FDFs), dược phẩm sinh học, dịch vụ y tế. Nước này có số lượng lớn nhất các nhà máy dược phẩm được Cơ quan Kiểm soát Dược phẩm của Mỹ công nhận ngoài nước Mỹ.


    Ấn Độ đang là thị trường dẫn đầu về sản xuất thuốc generic

    Trong số 5 công ty dược lớn nhất Ấn Độ, Ranbaxy Laboratories Limited là hãng dược lớn nhất của Ấn Độ và lớn thứ 8 trên thế giới, có mặt tại 46 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, có cơ sở sản xuất quy mô lớn tại 7 nước trên thế giới và phục vụ người tiêu dùng tại 125 nước. Dr. Reddy's Laboratories là hãng dược có tốc độ tăng trưởng cao, sản xuất và phân phối nhiều loại thuốc trên thị trường Ấn Độ và thế giới, hàng năm đưa ra thị trường cũng như đăng ký hàng trăm sản phẩm mới. Hãng Cipla nổi triếng thế giới về sản xuất thuốc phòng chống AIDS giá rẻ và có dải sản phẩm đa dạng: thuốc trừ giun sán, phòng chống ung thư, chống nhiễm khuẩn, thuốc điều trị bệnh tim, thuốc kháng sinh, thuốc dinh dưỡng, thuốc chống loét, thuốc điều trị thận... Nicolas Healthcare Limited là hãng dược phẩm lớn thứ hai tại Ấn Độ, cung cấp sản phẩm đa dạng như thuốc điều trị tâm thần, tim mạch, đái đường, hô hấp, chống nhiễm trùng, ung thư,  dạ dày, đường ruột, da liễu... Glaxo Smithkline (GSK) thành lập năm 1924 và là một trong các hãng dược phẩm lâu đời nhất tại Ấn Độ, với các sản phẩm gồm thuốc chống nhiễm trùng, phụ khoa, đái đường, tim mạch, hô hấp, chống nhiễm trùng...

    Chất lượng thuốc nhập khẩu từ Ấn Độ

    Với hàng nghìn cơ sở sản xuất thuốc và công thức thuốc, và sản xuất chủ yếu thuốc generic, thật khó đảm bảo tất cả các thuốc từ các cơ sở này của Ấn Độ đều được sản xuất an toàn và được chứng minh tương đương sinh học.

    Bài viết trên trang RealClearScience.com cho biết, hãng sản xuất thuốc lớn nhất Ấn Độ, Ranbaxy, mới đây đã nhận án phạt 500 triệu USD khi các thuốc chữa bệnh động kinh, mụn trứng cá và các bệnh truyền nhiễm khác do hãng này sản xuất đã bị Mỹ phát hiện không được kiểm nghiệm đúng và có chứa tạp chất.


    Là hãng dược lớn nhất Ấn Độ, nhưng Ranbaxy đã gặp bê bối lớn về chất lượng thuốc

    Ranbaxy cũng thừa nhận đã cung cấp các thông tin sai lệch cho các quan chức của Cục Quản lý dược và thực phẩm Mỹ, để bao che cho những sai lầm của mình. Ngoài ra, các lãnh đạo của Ranbaxy thừa nhận rằng "hơn 200 sản phẩm ở hơn 40 quốc gia" bị ảnh hưởng bởi "các yếu tố dữ liệu đã được chế tạo để hỗ trợ nhu cầu kinh doanh của Ranbaxy".

    Vấn đề là, một gian lận lớn như vậy không chỉ là vấn đề kinh doanh của riêng Ranbaxy, khi mà Ấn Độ đang có ngành công nghiệp xuất khẩu dược phẩm trị giá 15 tỷ USD. Các chuyên gia y tế từ lâu đã biết thuốc Ấn Độ có vấn đề. Ngay trước vụ bê bối Ranbaxy, một số hành động của chính phủ Ấn Độ đã làm suy yếu niềm tin vào thuốc do nước này sản xuất.

    Gần đây nhất, chính phủ Ấn Độ đã xóa bỏ một nỗ lực của Tổ chức Y tế Thế giới thiết lập một lực lượng đặc nhiệm toàn cầu về thuốc không đạt tiêu chuẩn và làm sai lệch, cho rằng công việc của WHO không phải là làm cảnh sát. Khi Văn phòng Liên hợp quốc về Ma túy và Tội phạm cố gắng tiếp nhận nhiệm vụ này, Ấn Độ cũng phản đối.

    Năm ngoái, Bộ Ngoại giao Ấn Độ cũng lên tiếng trên tờ Guardian của Anh rằng "không có thuốc giả đã được gửi đi từ Ấn Độ đến châu Phi", mặc dù thực tế rất nhiều tạp chí khoa học và y tế đã ghi nhận xu hướng này. Trong khi đó, chính phủ Ấn Độ đã một lần phái cựu Bộ trưởng Nhà nước về Thương mại và Công nghiệp, ông Shri Rajiv Pratap Rudy, tới châu Phi với một danh sách đen các công ty Ấn Độ sản xuất thuốc giả.

    Việc Ấn Độ không thể kiểm soát hết các nhà sản xuất thuốc không phải là điều bí mật. Ủy ban Thường vụ Quốc hội của Ấn Độ về Sức khỏe và Phúc lợi gia đình đã thừa nhận trong hai báo cáo gần đây rằng, khoảng 8% thuốc ở Ấn Độ có chất lượng dưới tiêu chuẩn, một số trong đó "có thể gây hại cho bệnh nhân" còn số khác thì không được chấp thuận hợp pháp.

    Trong khi đó, theo một bài báo trên báo Sài Gòn Tiếp Thị, những ước tính độc lập cho rằng thuốc giả và kém chất lượng tại Ấn Độ dao động từ 12-25%. Những loại thuốc này được nhét trong bao bì mang tên các hãng dược lớn như GlaxoSmithKline, Pfizer và Novartis. Với bao bì này, tân dược giả đến với người tiêu dùng Ấn Độ và được bán tại các nước đang phát triển.

    Nhiều năm qua, các công ty dược đã dùng kỹ thuật ảo ba chiều hoặc dập nổi logo của công ty trên bao bì để bảo vệ thương hiệu, nhưng những thứ này vẫn được làm giả ở Ấn Độ. Trong tháng 6/2010, cơ quan chức năng tại sân bay Abuja của Nigeria bắt một lô hàng thuốc kháng sinh giả với nhãn "Made in India". Trong một sự cố tương tự năm 2009, một chuyến thuốc chống sốt rét giả từ Trung Quốc đến Nigeria với dấu hiệu có nguồn gốc từ Ấn Độ. Năm 2009, Sri Lanka cấm nhập khẩu tân dược của bốn công ty Ấn Độ sau khi các quan chức phát hiện thuốc không đạt chuẩn trong lô hàng.

    Thuốc Ấn Độ ở Việt Nam

    Số liệu công bố hồi năm 2011 trên trang medipharmvietnam.com cho biết, Ấn Độ và Pháp luôn dẫn đầu trong các thị trường mà Việt Nam nhập khẩu dược phẩm, trong đó riêng 4 tháng đầu năm 2011, Việt Nam nhập khẩu dược phẩm từ Ấn Độ với số liệu tương ứng: tháng 1: 18,7 triệu USD, tháng 2: 16,8 triệu USD, tháng 3: 18,3 triệu USD và tháng 4: 17,2 triệu USD. Như vậy, tổng 4 tháng, Việt Nam đã nhập 71 triệu USD dược phẩm từ Ấn Độ, chiếm trên 16% tổng mức nhập khẩu dược phẩm trong 4 tháng.

    Đáng lo ngại là, tỉ lệ thuốc giả, kém chất lượng nhập từ các công ty Ấn Độ được phát hiện ngày càng nhiều. Cục Quản lý dược từng yêu cầu thu hồi lô vắc-xin Infanrix ngừa 6 bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm gan B và HIB (số đăng ký QLVX-0374-10, số lô A21CB274A, do Công ty GlaxoSmithKline sản xuất, Công ty Sapharco nhập khẩu) vì có nguy cơ không đạt chuẩn. Ngoài Việt Nam, nhà sản xuất cũng thu hồi loại vắc-xin này tại 19 quốc gia khác trên thế giới. Lý do thu hồi là vì phát hiện bề mặt của một khu vực bào chế vắc-xin này nhiễm bacillus cereus, một loại vi khuẩn có thể gây ra các vấn đề ngộ độc thực phẩm và rối loạn tiêu hóa.

    Bộ Y tế cũng đã quyết định đình chỉ lưu hành trên cả nước thuốc viên nang Celetop 200 (Celecoxib 200 mg, lô sản xuất 11042, hạn dùng ngày 15/10/2014, do Công ty CP Xuất nhập khẩu y tế TP.HCM nhập từ Ấn Độ) vì không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ hòa tan. Thuốc này dùng để điều trị gút và các bệnh xương khớp…

    Chưa hết, Clavophynamox 1000 là thuốc được nhập khẩu bởi Công ty TNHH MTV Dược phẩm Trung ương 1 với thành phần hoạt chất là Clavulanic acid Amoxicillin nhưng qua kiểm nghiệm cho thấy không đạt chất lượng về chỉ tiêu độ hòa tan của hoạt chất Amoxicillin. Loại thuốc này do Công ty Flamingo Pharmaceuticals Ltd (Ấn Độ) sản xuất. Cũng với lỗi vi phạm về chỉ tiêu độ hòa tan và độ tan rã, 2 loại thuốc khác cũng do Công ty TNHH MTV Dược phẩm Trung ương 1 nhập khẩu từ Công ty Flamingo Pharmaceuticals Ltd là Nalidixic acid tablets BP 500mg và Piroxicam cũng vừa bị Cục Quản lý dược phát hiện kém chất lượng.

    Đối với Công ty Umedica laboratories.Pvt (Ấn Độ), Cục Quản lý dược phát hiện công ty này 3 lần vi phạm với 3 loại thuốc khác nhau do qua kiểm nghiệm sản phẩm thuốc không đảm bảo chất lượng. Đó là thuốc Max-rifa được Công ty cổ phần Dược liệu Trung ương 2 nhập khẩu không đạt chỉ tiêu độ hòa tan; UMEXIM-100 do Công ty cổ phần Dược thiết bị y tế Đà Nẵng nhập khẩu vi phạm khối lượng trung bình thuốc trong nang; thuốc UMED-ETHAM 400 do Công ty cổ phần Dược liệu Trung ương II (Phytopharma) nhập khẩu vi phạm chỉ tiêu mô tả…

    Theo ông Nguyễn Việt Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý dược, từ ngày 1/1/2011 đến 23/8/2013, Cục đã phát hiện 37 công ty của 10 quốc gia có thuốc vi phạm chất lượng, trong đó có 25 công ty dược phẩm của Ấn Độ. Kể từ ngày 1/10/2013, tất cả 100% lô thuốc nhập khẩu từ các công ty phải được kiểm tra trước khi lưu hành trên thị trường.

    Cụ thể, sau khi thuốc được thông quan phải chuyển về bảo quản tại các kho đạt tiêu chuẩn "Thực hành tốt bảo quản thuốc" (GSP), sau đó liên hệ Trung tâm kiểm nghiệm tỉnh, thành phố đến lấy mẫu để kiểm tra chất lượng theo quy định tại Thông tư số 04/2010/TT-BYT. Kế tiếp là gửi mẫu đã lấy tới Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, Viện Kiểm nghiệm thuốc TP.HCM hoặc trung tâm kiểm nghiệm tỉnh, thành phố để kiểm tra chất lượng…, chịu hoàn toàn phí tổn kiểm nghiệm. Các lô thuốc chỉ được phép đưa ra lưu thông, phân phối sau khi đã được lấy mẫu và kiểm tra đạt tiêu chuẩn chất lượng. Trong quá trình lưu hành vẫn tiếp tục theo dõi, giám sát chất lượng thuốc theo quy định.

    Như vậy, đã có nhiều thông tin cho thấy dược phẩm nhập khẩu từ Ấn Độ có khá nhiều thuốc chất lượng không đảm bảo, tuy nhiên VnReview không cho rằng tất cả các thuốc nhập khẩu từ Ấn Độ đều như vậy, cũng như không phải các thuốc nhập từ Mỹ, Canada hay Pháp, Đức... đều an toàn 100%. Cơ quan quản lý dược phẩm Việt Nam đã có những hoạt động cụ thể, mạnh mẽ để ngăn chặn thuốc kém chất lượng vào Việt Nam nhưng hy vọng rằng sẽ có các quy định quản lý về thuốc chặt chẽ hơn nữa để đảm bảo các thuốc lưu hành trên thị trường đều không những được kiểm nghiệm về chất lượng mà còn được chứng minh về hiệu quả điều trị.

    Ngọc Mai

    Lấy bằng thạc sĩ Ấn đo ngay tại việt Nam 0984831602

    Lay bang thac si An Do ngay tai Viet Nam 0984831602


    BÁN TÒA VĂN PHÒNG GẤP

    BÁN TÒA VĂN PHÒNG GẤP
    TẠI TRUNG HÒA CẦU GIẤY HÀ NỘI

    Mẹo trị HO miễn phí

    Mẹo trị HO miễn phí
    Cho BÉ và NGƯỜI GIÀ

    Mua nhà không sổ đỏ?

    BÍ MẬT TUYỆT VỜI ĐŨA TRE

    BÍ MẬT TUYỆT VỜI ĐŨA TRE
    KHỎE TẠI NHÀ

    Categories

    Bí kíp cho bà mẹ trẻ

    Bí kíp cho bà mẹ trẻ
    Nhiều sữa hơn cho bé

    Mua nhà Hà Nội đẹp, rẻ, an toàn

    Mua nhà Hà Nội đẹp, rẻ, an toàn
    Có ngân hàng bảo đảm

    Tham khảo Tử vi năm ĐINH DẬU 2017

    Tham khảo Tử vi năm ĐINH DẬU 2017
    Chút tâm linh cho ai cần năm ĐINH DẬU 2017

    Tại sao khi uống BIA

    Tại sao khi uống BIA
    anh em hay nghĩ đến PHỤ NỮ ĐẸP?

    Muốn làm mọi thứ thế nào, vào Google và gõ cái này là ra

    Muốn làm mọi thứ thế nào, vào Google và gõ cái này là ra
    làm thế nào, sao phải hỏi

    Khi NĐT chung cư chọn VITC để giảm tới 20%

    Khi NĐT chung cư chọn VITC để giảm tới 20%
    Tiền trần sàn giảm tới 20%

    1.5 tỷ nhà ở luôn Q.Đống Đa,nhà mặt đất, ngõ rộng

    1.5 tỷ nhà ở luôn Q.Đống Đa,nhà mặt đất, ngõ rộng
    30tr/m2, sổ đỏ, mới hoàn thiện, phố Trường Chinh

    Đại hội quảng cáo lớn nhất năm 2013

    Đại hội quảng cáo lớn nhất năm 2013
    Đại hội quảng cáo châu Á lần thứ 28 sau hơn 50 năm được tổ chức lần đầu tại Việt Nam tháng 11/2013 >> click ảnh trên