Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016


Lich Vạn Niên âm lịch ngày 10 tháng 3 năm 2016


Tháng 4 Năm 2016

16
Thứ bảy
Giỗ tổ Hùng Vương
Đừng tin ai đó khi người ấy không nhắm mắt trong lúc bạn hôn người ấy!
Năm Bính Thân
Tháng Nhâm Thìn
Ngày Mậu Thìn
Giờ đinh Tỵ
10:49:22
Giờ Hoàng Đạo
Giáp Dần (3h-5h)
Bính Thìn (7h-9h)
Tháng Ba (Đ)
10
Đinh Tỵ (9h-11h)
Canh Thân (15h-17h)
Ngày Hoàng đạo
Mệnh ngày:
Mộc - Đại lâm mộc
(Gỗ trong)
Tiết khí
Giữa: Thanh minh (Trời trong sáng) - Cốc vũ (Mưa rào)
Tân Dậu (17h-19h)
Qúy Hợi (21h-23h)

Thứ bảy, Ngày 10 Tháng 3 ÂL Năm 2016

Dương lịch: Ngày 16 Tháng 4 Năm 2016
Bát tự: Giờ Nhâm Tí, ngày Mậu Thìn, tháng Nhâm Thìn, năm Bính Thân
0:00Giờ: Nhâm Tí
Ngày Hoàng đạoSao: Thanh Long
Giờ Hoàng đạoGiáp Dần, Bính Thìn, đinh Tỵ, Canh Thân, Tân Dậu, Qúy Hợi
Giờ Hắc đạoNhâm Tí, Qúy Sửu, ất Mão, Mậu Ngọ, Kỷ Mùi, Nhâm Tuất
NămHoảSơn hạ hỏa
Mùa: Mùa xuânVượng: Mộc
Khắc: Kim
Quý
NgàyMộcĐại lâm mộcGỗ trong
Tuổi xungCanh Tuất, Bính Tuất
Tiết khíGiữa: Thanh minh (Trời trong sáng) - Cốc vũ (Mưa rào)
SaoĐê
Ngũ hànhThổ
Động vậtLạc
TrựcKiến- Tốt cho các việc thi ơn huệ, trồng cây cối
- Xấu cho các việc chôn cất, đào giếng, lợp nhà
Xuất hành
Hỷ thầnĐông Nam
Tài thầnchính Nam
Kê thầnchính Nam
Cát tinhTốtKỵ
Thiên XáTốt cho tế tự, giải oan, trừ được các sao xấu, chỉ. Nếu gặp trực khai thì rất tốt tức là ngày thiên xá gặp sinh khíkiêng kỵ động thổ
Mãn đức tinhTốt mọi việc
Thanh LongHoàng Đạo - Tốt mọi việc
Sát tinhKỵGhi chú
Thổ phủKỵ xây dựng,động thổ
Thiên ônKỵ xây dựng
Ngũ QuỹKỵ xuất hành
Nguyệt HìnhXấu mọi việc
Phủ đầu dátKỵ khởi tạo
Tam tangKỵ khởi tạo, giá thú, an táng
Mặt trờiGiờ mọcGiờ lặn
Hà Nội05:3918:13
TP.Hồ Chí Minh05:4318:02
Thiên LaoHắc đạo
1:00Giờ: Qúy Sửu
NGuyên VũHắc đạo
3:00Giờ: Giáp Dần
Tư MệnhHoàng đạo
5:00Giờ: ất Mão
Câu TrậnHắc đạo
7:00Giờ: Bính Thìn
Thanh LongHoàng đạo
9:00Giờ: đinh Tỵ
Minh ĐườngHoàng đạo
11:00Giờ: Mậu Ngọ
Thiên HìnhHắc đạo
13:00Giờ: Kỷ Mùi
Chu TướcHắc đạo
15:00Giờ: Canh Thân
Kinh QuỹHoàng đạo
17:00Giờ: Tân Dậu
Kim ĐượcHoàng đạo
19:00Giờ: Nhâm Tuất
Bạch HổHắc đạo
21:00Giờ: Qúy Hợi
Ngọc ĐườngHoàng đạo
23:00Giờ: Nhâm Tí
Thiên LaoHắc đạo

Lịch vạn niên 2016, ngày 10 tháng 3, năm 2016 - Âm lịch

Xem ngày giờ tốt và hướng xuất hành

        Trong một tháng có 2 loại ngày tốt, ngày xấu; trong một ngày lại có 6 giờ tốt, 6 giờ xấu gọi chung là Ngày/giờ Hoàng đạo (tốt) và Ngày/giờ Hắc đạo (xấu). Người Việt Nam từ xưa đều có phong tục chọn ngày tốt và giờ tốt để làm những việc lớn như cưới hỏi, khởi công làm nhà, nhập trạch, ký kết, kinh doanh v.v.v.

Ngày 10 tháng 3, năm 2016 là ngày Hoàng đạo , các giờ tốt trong ngày này là: Giáp Dần, Bính Thìn, đinh Tỵ, Canh Thân, Tân Dậu, Qúy Hợi 

        Trong ngày này, các tuổi xung khắc nên cẩn thận trong chuyện đi lại, xuất hành, nói chuyện và làm các việc đại sự là: Canh Tuất, Bính Tuất

        Xuất hành hướng Đông Bắc gặp Hỷ thần: niềm vui, may mắn, thuận lợi. Xuất hành hướng Nam gặp Tài thần: tài lộc, tiền của, giao dịch thuận lợi.

Xem sao tốt và việc nên làm và nên kiêng

        Trong Lịch vạn niên, có 12 trực được sắp xếp theo tuần hoàn phân bổ vào từng ngày. Mỗi trực có tính chất riêng, tốt/xấu tùy từng công việc. Ngày 10 tháng 3, năm 2016 là Trực Kiến: Tốt cho các việc thi ơn huệ, trồng cây cối Xấu cho các việc chôn cất, đào giếng, lợp nhà 
        Mỗi ngày đều có nhiều sao Tốt (Cát tinh) và sao Xấu (Hung tinh). Các sao Đại cát (rất tốt cho mọi việc) như Thiên đức, Nguyệt đức, Thiên ân, Nguyệt ân. Có những sao Đại hung (rất xấu cho mọi việc) như Kiếp sát, Trùng tang, Thiên cương. Cũng có những sao xấu tùy mọi việc như Cô thần, Quả tú, Nguyệt hư, Không phòng, Xích khẩu... - xấu cho hôn thú, cưới hỏi, đám hỏi nói chung cần tránh. Hoặc ngày có Thiên hỏa, Nguyệt phá, Địa phá... xấu cho khởi công xây dựng, động thổ, sửa chữa nhà cửa nói chung cần tránh.
        Khi tính làm việc đại sự, cần kiểm tra ngày Hoàng Đạo, Hắc Đạo. Xem công việc cụ thể nào, để tránh những sao xấu. Chọn các giờ Hoàng đạo để thực hiện (hoặc làm tượng trưng lấy giờ)
Xem thêm các bài viết về giỗ tổ 10/3 năm 2016, lịch nghỉ lễ 10/3 năm 2016

Lễ giỗ Tổ: Hàng vạn người dâng hương các Vua Hùng
Sáng nay 9/4 (tức 10/3 âm lịch), hàng vạn người con đất Việt đã cùng thành kính dâng hương tưởng nhớ các vua Hùng trên đất Tổ Đền Hùng - Phong Châu, Phú Thọ.

Đúng 7h sáng, Đại lễ Dâng hương tưởng nhớ, tri ân công đức các vua Hùng tại khu di tích Đền Hùng đã long trọng diễn ra. Về dâng hương tại Lễ hội Đền Hùng sáng nay có ông Lê Hồng Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; ông Nguyễn Thiện Nhân - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam;  ông Hoàng Tuấn Anh - Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch; lãnh đạo tỉnh Phú Thọ và các tỉnh dâng lễ, cùng hàng vạn người dân.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương các vua Hùng
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng nhớ các Vua Hùng
Ghi nhận của PV Dân trí, ngay từ sáng sớm nay, khu di tích Đền Hùng đã chật kín người đổ về dự lễ Quốc Giỗ. Thời tiết mát mẻ giúp ngày lễ diễn ra thuận lợi.
Đoàn đại biểu hành lễ từ chân núi Nghĩa Lĩnh qua Nghi Môn, đền Hạ, đền Trung, lên đền Thượng. Dẫn đầu đoàn hành lễ là các chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam rước Quốc kỳ và cờ Hội. 
Tiếp đến là 14 thiếu nữ đội hương, hoa, lễ vật và 100 thanh niên rước cờ hội tượng trưng cho hình ảnh “Con Rồng, cháu Tiên” thể hiện cội nguồn dân tộc.
Đúng 7h34, tiếng chiêng, trống âm vang khắp núi Nghĩa Lĩnh linh thiêng cẩn cáo với ông cha tiên tổ. Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cùng đại diện các vị đại biểu vào dâng hương hành lễ tại thượng cung.
Trong không khí trang nghiêm, thành kính, ông Chu Ngọc Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đọc chúc văn khẳng định ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày quốc lễ, ca ngợi công lao các vua Hùng; ca ngợi tinh thần quật khởi, kiên cường của các thế hệ người Việt Nam; khẳng định truyền thống yêu nước và lòng biết ơn sâu sắc của con dân đất Việt với các vị vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước, giữ nước.
Theo ông Hoàng Phú Hòa - Trưởng phòng Hành chính tổng hợp Khu di tích lịch sử Đền Hùng - chỉ tính riêng trong ngày trước chính lễ đã có hàng triệu người hành hương về Đền Hùng. Dự tính chính lễ hôm nay sẽ có khoảng hơn 1 triệu lượt người về đây dâng hương.
Những hình ảnh lễ dâng hương tại Đền Hùng được phóng viên ghi lại:
 Lễ giỗ Tổ: Hàng vạn người dâng hương các Vua Hùng
 Lễ giỗ Tổ: Hàng vạn người dâng hương các Vua Hùng, ảnh 1
 Lễ giỗ Tổ: Hàng vạn người dâng hương các Vua Hùng, ảnh 2
 Lễ giỗ Tổ: Hàng vạn người dâng hương các Vua Hùng, ảnh 3
 Lễ giỗ Tổ: Hàng vạn người dâng hương các Vua Hùng, ảnh 4
Ông Chu Ngọc Anh - Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đọc Chúc Văn
 Lễ giỗ Tổ: Hàng vạn người dâng hương các Vua Hùng, ảnh 5
 Lễ giỗ Tổ: Hàng vạn người dâng hương các Vua Hùng, ảnh 6
 Lễ giỗ Tổ: Hàng vạn người dâng hương các Vua Hùng, ảnh 7
 Lễ giỗ Tổ: Hàng vạn người dâng hương các Vua Hùng, ảnh 8
Nguyễn Dương - Trọng Trinh

Giỗ tổ Hùng Vương -Tôn vinh giá trị truyền thống

Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm.
          Giỗ Tổ Hùng Vương - từ rất lâu đã trở thành ngày trọng đại của cả dân tộc; đã in đậm trong cõi tâm linh của mỗi người dân đất Việt. Dù ở phương trời nào, người Việt Nam đều nhớ ngày giỗ Tổ, đều hướng về vùng đất Cội nguồn - xã Hy Cương - Lâm Thao - Phú Thọ. Nơi đây chính là điểm hội tụ văn hóa tâm linh của dân tộc Việt Nam. Từ ngàn đời nay Đền Hùng là nơi tưởng nhớ, tôn vinh công lao các Vua Hùng, là biểu tượng của khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam.
         Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng nhằm giáo dục truyền thống yêu nước “Uống nước nhớ nguồn”, biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước.
         Ngày giỗ Tổ Hùng Vương là ngày hội chung của toàn dân, ngày mà mọi trái tim dầu ở muôn nơi vẫn đập chung một nhịp, mọi cặp mắt đều nhìn về cùng một hướng: Đền Hùng.Lễ giỗ Tổ Hùng Vương cử hành vào ngày mồng mười tháng ba:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Hình 1: Nhân dân cả nước về dự lễ
             Cây có gốc. Nước có nguồn. Chim tìm tổ. Người tìm tông. Trở về Đền Hùng, chúng ta như giọt máu trở về tim. Lễ hội Đền Hùng là lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam, và có một đặc thù riêng là: Phần lễ nặng hơn phần hội. Tâm tưởng người về dự hội là hướng về tổ tiên, cội nguồn với sự tôn kính và lòng biết ơn sâu sắc (Ẩm hà tư nguyên - Uống nước nhớ nguồn). 41 làng xã thuộc tỉnh Vĩnh Phú tham gia rước kiệu lễ dâng Tổ.
           Từ ngàn xưa, trên các cổ kiệu có bày lễ vật, đi kèm có phường bát âm tấu nhạc, cờ quạt, bát bửu, lọng che cùng chiêng trống. Những làng ở xa thường phải rước 2-3 ngày mới tới" . "Xưa kia, việc cúng Tổ (cử hành) vào ngày 12 tháng 3 (âm lịch) hằng năm. Thường khi con cháu ở xa về làm giỗ trước một ngày, vào ngày 11 tháng 3 (âm lịch)... Đến thời nhà Nguyễn định lệ 5 năm mở hội lớn một lần (vào các năm thứ 5 và 10 của các thập kỷ), có quan triều đình về cúng tế cùng quan hàng tỉnh và người chủ tế địa phương cúng vào ngày 10 tháng 3 (âm lịch). Do đó ngày giỗ Tổ sau này mới là ngày 10 tháng 3 (âm lịch ) hàng năm”. ( Trích Hùng Vương và Lễ Hội Đền Hùng-NXB Hội nhà văn) 
             Những năm hội chính thì phần lễ gồm: Tế lễ của triều đình sau đó là phần lễ của dân. Có 41 làng được rước kiệu từ đình làng mình tới Đền Hùng. Đó là những cuộc hành lễ thể hiện tính tâm linh và nhân văn sâu sắc. Các kiệu đều sơn son thếp vàng, chạm trổ tinh vi, được rước đi trong không khí vừa trang nghiêm vừa vui vẻ với sự tham gia của các thành phần chức sắc và dân chúng trong tiếng chiêng, trống, nhạc bát âm rộn rã một vùng. Phần hội gồm các trò chơi dân gian như đánh vật, đu tiên, ném còn, cờ người, bắn cung nỏ... và đặc biệt là các đêm hát xoan, hát ghẹo - hai làn điệu dân ca độc đáo của vùng đất Châu Phong.
Hình 2: Lễ hội đền Hùng
             Ngày 2-9-1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời đánh dấu bước ngoặt lịch sử mới của dân tộc ta. Kế tục truyền thống cao đẹp của cha ông, nhất là đạo đức "uống nước nhớ nguồn" nên giỗ Tổ Hùng Vương 1946 - sau khi Chính phủ mới được thành lập - là một sự kiện hết sức đặc biệt, đáng ghi nhớ. Năm ấy, cụ Huỳnh Thúc Kháng, Phó Chủ tịch nước, đã thay mặt Chính phủ VNDCCH lên làm lễ dâng hương tại Đền Hùng. Cụ mặc áo the, khăn xếp, khấn vái theo lễ tục cổ truyền. Cụ còn trang trọng dâng lên bàn thờ tấm bản đồ Việt Nam và thanh kiếm là hai vật báu nói lên ý chí của Chính phủ và nhân dân ta trước họa xâm lăng đang đe dọa trở lại. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, do chiến tranh ác liệt nên việc đèn hương nơi mộ Tổ do nhân dân vùng quanh Đền Hùng đảm nhiệm.
         Kháng chiến thắng lợi với thiên sử vàng Điện Biên Phủ (7-5-1954), ngày 19-9-1954, tại Đền Hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã căn dặn cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong trước khi về tiếp quản thủ đô: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Lời căn dặn cũng là lời hứa quyết tâm ấy của vị đứng đầu đất nước, dân tộc đã được thực hiện vào mùa xuân 1975: Sau 30 năm gian khổ hy sinh, nhân dân ta đã quét sạch bọn xâm lược ra khỏi bờ cõi, giang san thống nhất, quy về một mối vẹn toàn. Có lẽ không một dân tộc nào trên thế giới có chung một gốc gác tổ tiên - một ngày giỗ Tổ như dân tộc ta. Từ huyền thoại mẹ Âu Cơ đẻ ra trăm trứng, nửa theo cha xuống biển, nửa theo mẹ lên rừng đã khơi dậy ý thức về dân tộc, nghĩa đồng bào và gắn kết chúng ta thành một khối đại đoàn kết. Hai chữ đồng bào là khởi nguồn của yêu thương, đùm bọc, của sức mạnh Việt Nam.
Hình 3: Bác Hồ ở đền Hùng
 Năm 1995, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã được Ban Bí thư ghi trong thông báo là ngày lễ lớn trong năm. Ngành Văn hóa thông tin - thể thao phối hợp với các ngành chức năng đã tổ chức lễ hội trong thời gian 10 ngày (từ 1/3 đến 10/3 âm lịch).Tại Nghị định số 82/2001/NĐ-CP ngày 06/11/2001 về Nghi lễ Nhà nước, trong đó có nội dung quy định cụ thể về quy mô tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương, cụ thể như sau:
  • “Năm chẵn” là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là “0”; Bộ Văn hoá - Thông tin và Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ hội; mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự Lễ dâng hương.
  •  “Năm tròn” là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là “5”; Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội; mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự Lễ dâng hương.
  • “Năm lẻ” là số năm kỷ niệm có các chữ số cuối cùng còn lại. Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội; mời lãnh đạo Bộ Văn hoá - Thông tin dự lễ dâng hương và tổ chức các hoạt động trong lễ hội.
Ngày 02/4/2007, Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê chuẩn sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Luật Lao động cho người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch). Kể từ đây, ngày 10/3 âm lịch hàng năm đã trở thành ngày lễ lớn - QUỐC LỄ mang ý nghĩa bản sắc văn hóa dân tộc.
Hình 4: Giỗ tổ Hùng Vương được Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại
Trong giỗ tổ, nhân dân cả nước có điều kiện để tham gia vào các hoạt động văn hóa thể hiện lòng thành kính tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân đã vì dân giữ nước. Mấy nghìn năm trông coi và gìn giữ, đánh giặc và dựng xây, Đền Hùng đã trở thành biểu tượng của tinh thần dân tộc, là cội nguồn của sức mạnh, niềm tin, chói sáng của một nền văn hóa. Từ trong ý thức tâm linh cả dân tộc luôn hướng về: "Nước mở Văn Lang xưa/ Dòng vua đầu viết sử/ Mười tám đời nối nhau/ Ba sông đẹp như vẽ/ Mộ cũ ở lưng đồi/ Đền thờ trên sườn núi/ Muôn dân đến phụng thờ/ Khói hương còn mãi mãi".
Lịch sử như một dòng chảy liên tục. Trải mấy nghìn năm, trước bao biến động thăng trầm, trong tâm thức của cả dân tộc, Đền Hùng vẫn là nơi của bốn phương tụ hội, nơi con cháu phụng thờ công đức Tổ tiên.
Không chỉ người Việt chúng ta tự hào về Đền Hùng, mà tìm vào những dòng lưu bút của các đoàn đại biểu quốc tế và bạn bè khắp năm châu bốn biển từng đến thăm viếng Đền Hùng, chúng ta thật sự xúc động khi được biết Đền Hùng và các di tích trên Nghĩa Lĩnh đã làm cho cả thế giới phải cúi đầu vị nể ý thức cội nguồn dân tộc của chúng ta. Nhiều dòng lưu bút thừa nhận.
"Đền Hùng là nơi đặt nền móng cho lịch sử Việt Nam... Đền Hùng là một di tích vô giá của nhân dân Việt Nam. Đây là biểu tượng của tổ tiên dân tộc Việt Nam - một dân tộc đã có truyền thống dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm".
Xem thêm các bài viết về giỗ tổ 10/3 năm 2016, lịch nghỉ lễ 10/3 năm 2016
Lịch sử, ý nghĩa ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
Lễ hội Đền Hùng còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương, là một lễ hội lớn nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.
Lễ rước kiệu tại lễ hội Đền Hùng. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Lễ rước kiệu tại lễ hội Đền Hùng. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
“Dù ai đi ngược về xuôi
 Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”
Câu ca dao đậm đà tình nghĩa đã đi vào lòng mỗi người dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hàng ngàn năm nay, Đền Hùng - nơi cội nguồn của dân tộc, của đất nước luôn là biểu tượng tôn kính, linh nghiêm quy tụ và gắn bó với dân tộc Việt Nam.
Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là Thủy Tổ người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng. Lễ hội Đền Hùng còn được gọi là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Trước đó hàng tuần, lễ hội đã diễn ra với nhiều hoạt động văn hoá dân gian và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với Lễ rước kiệu và dâng hương tại Đền Thượng.
Từ xa xưa Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã có vị thế đặc biệt trong tâm thức của người Việt. Bản ngọc phả viết thời Trần, năm 1470 đời vua Lê Thánh Tông và đời vua Lê Kính Tông năm 1601 sao chép đóng dấu kiềm để tại Đền Hùng, nói rằng: “...Từ nhà Triệu, nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đức Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa. Những ruộng đất sưu thuế từ xưa để lại dùng vào việc cúng tế vẫn không thay đổi...”.
Như vậy, có thể hiểu từ thời Hậu Lê trở về trước các triều đại đều quản lý Đền Hùng theo cách giao thẳng cho dân sở tại trông nom, sửa chữa, cúng bái, làm Giỗ Tổ ngày 10 tháng 3 âm lịch. Bù lại họ được miễn nộp thuế 500 mẫu ruộng, miễn đóng sưu, miễn đi phu đi lính.
Đến đời nhà Nguyễn vào năm Khải Định thứ 2 (1917), Tuần phủ Phú Thọ Lê Trung Ngọc đã trình bộ Lễ định ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm làm ngày Quốc tế (Quốc lễ, Quốc giỗ). Điều này được tấm bia Hùng Vương từ khảo do Tham tri Bùi Ngọc Hoàn, Tuần phủ tỉnh Phú Thọ, lập năm Bảo Đại thứ 15 (1940) cũng đang đặt ở Đền Thượng trên núi Hùng, xác nhận: “Trước đây, ngày Quốc tế lấy vào mùa thu làm định kỳ. Đến năm Khải Định thứ hai (dương lịch là năm 1917), Tuần phủ Phú Thọ là Lê Trung Ngọc có công văn xin bộ Lễ ấn định ngày mồng Mười tháng Ba hằng năm làm ngày Quốc tế, tức trước ngày giỗ tổ Hùng Vương đời thứ 18 một ngày. Còn ngày giỗ (11 tháng Ba) do dân sở tại làm lễ”. Kể từ đây, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm được chính thức hóa bằng luật pháp.
Từ Nội Bài lên đền Hùng chỉ mất khoảng 30 phútTừ Nội Bài lên đền Hùng chỉ mất khoảng 30 phút
Sau cách mạng tháng Tám (1945) Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm tới Đền Hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đã về thăm viếng tại đây. Kế tục truyền thống cao đẹp của cha ông, nhất là đạo đức “uống nước nhớ nguồn”, ngay sau cách mạng thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh của Chủ Tịch nước số 22/SL - CTN ngày 18 tháng 2 năm 1946 cho công chức nghỉ ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm để tham gia tổ chức các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương - hướng về cội nguồn dân tộc.
Trong ngày Giỗ Tổ năm Bính Tuất (1946) - năm đầu tiên của Chính phủ mới được thành lập, cụ Huỳnh Thúc Kháng - Quyền Chủ tịch nước đã dâng một tấm bản đồ Tổ quốc Việt Nam và một thanh gươm quý nhằm cáo với Tổ tiên về đất nước bị xâm lăng và cầu mong Tổ tiên phù hộ cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình cùng nhau đoàn kết, đánh tan giặc xâm lược, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã có hai lần về thăm Đền Hùng (19/9/1954 và 19/8/1962). Tại đây Người đã có câu nói bất hủ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước - Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Người còn nhắc: “Phải chú ý bảo vệ, trồng thêm hoa, thêm cây cối để Đền Hùng ngày càng trang nghiêm và đẹp đẽ, thành công viên lịch sử cho con cháu sau này đến tham quan”.
Năm 1995, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã được Ban Bí thư ghi trong thông báo là ngày lễ lớn trong năm. Ngành Văn hóa thông tin - thể thao phối hợp với các ngành chức năng đã tổ chức lễ hội trong thời gian 10 ngày (từ 1/3 đến 10/3 âm lịch).
Tại Nghị định số 82/2001/NĐ-CP ngày 06/11/2001 về Nghi lễ Nhà nước, trong đó có nội dung quy định cụ thể về quy mô tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương, cụ thể như sau:
- “Năm chẵn” là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là “0”; Bộ Văn hoá - Thông tin và Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ hội; mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự Lễ dâng hương.
- “Năm tròn” là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là “5”; Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội; mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự Lễ dâng hương.
- “Năm lẻ” là số năm kỷ niệm có các chữ số cuối cùng còn lại. Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội; mời lãnh đạo Bộ Văn hoá - Thông tin dự lễ dâng hương và tổ chức các hoạt động trong lễ hội.
Ngày 02/4/2007, Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê chuẩn sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Luật Lao động cho người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch). Kể từ đây, ngày 10/3 âm lịch hàng năm đã trở thành ngày lễ lớn - QUỐC LỄ mang ý nghĩa bản sắc văn hóa dân tộc.
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm là ngày hội chung của toàn dân, ngày mà mọi trái tim dù đang sống và làm việc ở muôn nơi vẫn đập chung một nhịp, mọi cặp mắt đều nhìn về cùng một hướng. Trong ngày này, nhân dân cả nước còn có điều kiện để tham gia vào các hoạt động văn hóa thể hiện lòng thành kính tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân đã vì dân giữ nước.
Trong hồ sơ đề trình UNESCO công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” là di sản văn hoá thế giới đã nêu rõ giá trị của di sản là thể hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên, theo tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Theo đánh giá của các chuyên gia UNESCO, “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” đã đáp ứng được tiêu chí quan trọng nhất trong 5 tiêu chí, đó là, di sản có giá trị nổi bật mang tính toàn cầu, khích lệ ý thức chung của mọi dân tộc trong việc thúc đẩy giá trị đó. Vì vậy, ngày 6/12/2012, UNESCO đã chính thức công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ”, biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết, truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng còn là dịp để giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước, đồng thời còn là dịp quan trọng để chúng ta quảng bá ra thế giới về một Di sản vô cùng giá trị, độc đáo, đã tồn tại hàng nghìn năm, ăn sâu vào tâm hồn, tình cảm, trở thành đạo lý truyền thống của đồng bào cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài, là ngày để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta cùng nguyện một lòng mãi mãi khắc ghi lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước - Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Xem thêm các bài viết về giỗ tổ 10/3 năm 2016, lịch nghỉ lễ 10/3 năm 2016

BÁN TÒA VĂN PHÒNG GẤP

BÁN TÒA VĂN PHÒNG GẤP
TẠI TRUNG HÒA CẦU GIẤY HÀ NỘI

Mẹo trị HO miễn phí

Mẹo trị HO miễn phí
Cho BÉ và NGƯỜI GIÀ

Mua nhà không sổ đỏ?

BÍ MẬT TUYỆT VỜI ĐŨA TRE

BÍ MẬT TUYỆT VỜI ĐŨA TRE
KHỎE TẠI NHÀ

Categories

Bí kíp cho bà mẹ trẻ

Bí kíp cho bà mẹ trẻ
Nhiều sữa hơn cho bé

Mua nhà Hà Nội đẹp, rẻ, an toàn

Mua nhà Hà Nội đẹp, rẻ, an toàn
Có ngân hàng bảo đảm

Tham khảo Tử vi năm ĐINH DẬU 2017

Tham khảo Tử vi năm ĐINH DẬU 2017
Chút tâm linh cho ai cần năm ĐINH DẬU 2017

Tại sao khi uống BIA

Tại sao khi uống BIA
anh em hay nghĩ đến PHỤ NỮ ĐẸP?

Muốn làm mọi thứ thế nào, vào Google và gõ cái này là ra

Muốn làm mọi thứ thế nào, vào Google và gõ cái này là ra
làm thế nào, sao phải hỏi

Khi NĐT chung cư chọn VITC để giảm tới 20%

Khi NĐT chung cư chọn VITC để giảm tới 20%
Tiền trần sàn giảm tới 20%

1.5 tỷ nhà ở luôn Q.Đống Đa,nhà mặt đất, ngõ rộng

1.5 tỷ nhà ở luôn Q.Đống Đa,nhà mặt đất, ngõ rộng
30tr/m2, sổ đỏ, mới hoàn thiện, phố Trường Chinh

Đại hội quảng cáo lớn nhất năm 2013

Đại hội quảng cáo lớn nhất năm 2013
Đại hội quảng cáo châu Á lần thứ 28 sau hơn 50 năm được tổ chức lần đầu tại Việt Nam tháng 11/2013 >> click ảnh trên