Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015


5 thói quen lười biếng âm thầm phá hỏng hàm răng

Thứ Ba, ngày 27/10/2015 09:08 AM (GMT+7)
Đánh răng sai cách cũng làm ảnh hưởng đến sức khỏe và vẻ đẹp của hàm răng.
Chia sẻ những bí quyết làm đẹpchăm sóc dagiảm cân, kinh nghiệm trang điểm hiệu quả nhất. Những địa chỉ thẩm mỹ viện tốt nhất luôn được cập nhật mỗi ngày.
Hàm răng cũng là một trong những bộ phận thể hiện vẻ đẹp của mỗi người. Chính vì vậy mà việc đánh răng vệ sinh cho hàm răng hàng ngày không những bảo vệ chúng khỏi bị viêm nhiễm mà còn bảo vệ vẻ đẹp  nữa.
Nhưng do tính cẩu thả hoặc cũng có thể do vội vàng mà một số hành động không đúng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và vẻ đẹp của hàm răng. Dưới đây là những thói quen thường gặp nhất nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đối với hàm răng.
 5 thói quen lười biếng âm thầm phá hỏng hàm răng - 1
Đánh răng hàng ngày có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và vẻ đẹp của hàm răng
1. Lựa chọn bàn chải đánh răng sai
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bàn chải để mọi người lựa chọn cho phù hợp. Nhưng không phải tất cả đều có được tác dụng như nhau, ít người để ý đến điều này nên đã lựa chọn bàn chải chủ yếu dựa trên màu sắc, chất liệu mà quên đi kích thước và kiểu dáng.
Một bàn chải quá lớn hoặc quá nhỏ so với vòm miệng, lông bàn chải không có đủ góc nhọn… đều khiến cho hàm răng khi thực hiện việc vệ sinh không sạch hoặc làm tổn thương nướu. Vì vậy, vấn đề đầu tiên là bạn phải biết lựa chọn một chiếc bạn chải vừa với bản thân để sử dụng.
 5 thói quen lười biếng âm thầm phá hỏng hàm răng - 2
Kiểu dáng, kích thước của hàm răng có ảnh hưởng đến kết quả vệ sinh răng miệng
2. Đánh răng sai kỹ thuật
Thông thường thì khi đánh răng, bạn cần để bàn chải hợp với hàm răng một góc khoảng 45 độ, thực hiện động tác đánh răng nhẹ nhàng trên khắp bề mặt của hàm răng. Sau khi đánh răng đừng quên súc miệng thật kỹ để loại bỏ hết vi khuẩn.
3. Bỏ quên phần bên trong của hàm răng
Vi khuẩn bám vào hầu hết các bộ phận của hàm răng, do đó phần bên trong cũng là nơi không ngoại lệ. Có thể vì lười biếng bỏ qua phần bên trong và như vậy cho dù bạn bỏ ra thời gian nhiều đến đâu đi chăng nữa thì vẫn không làm sạch một cách triệt để các vi khuẩn bám trên hàm răng.
 5 thói quen lười biếng âm thầm phá hỏng hàm răng - 3
Không nên bỏ quên phần bên trong của hàm răng
4. Đánh răng không đủ hoặc lạm dụng việc đánh răng
Việc vi khuẩn xuất hiện bám trên hàm răng có thể ở bất cứ thời điểm nào có thể. Chủ yếu tập trung vào sau các bữa ăn, sau khi ngủ dậy… Do vậy, việc thực hiện bước vệ sinh răng miệng chỉ tập trung vào mỗi buổi sáng là không đủ.
Nhưng nếu quá lạm dụng việc đánh răng lại cũng phạm phải sai lầm vì sự tác động quá mức của cơ học sẽ làm tổn thương đến men răng và nướu. Để đảm bảo hàm răng của bạn luôn được sạch sẽ, khỏe mạnh và đẹp tự nhiên thì mỗi ngày bạn nên thực hiện việc đánh răng 2 – 3 lần.
 5 thói quen lười biếng âm thầm phá hỏng hàm răng - 4
Chỉ nên đánh răng 2 - 3 lần trong ngày
5. Không thay đổi điểm xuất phát khi đánh răng
Hầu hết mọi người thường mắc phải lỗi này do thói quen. Thực chất khi bạn đưa bàn chải vào để đánh răng, điểm xuất phát đầu tiên thường được ưu tiên nhiều hơn về tần suất và thời gian tẩy rửa. Từ đó dẫn đến hiện tượng hàm răng không được chăm sóc đều đặn hết ở các khu vực khác nhau.
Điều này cũng có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe và đặc biệt là vẻ đẹp của hàm răng. Vì vậy, thật là khôn ngoan khi bạn biết thay đổi điểm xuất phát đầu tiên của mỗi lần thực hiện vệ sinh răng miệng mỗi ngày.
Theo Thanh Tùng (danviet.vn)

    • CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 
    • CÔNG NGHỆ CAO VIỆT NAM - VITC
    • VITC VIETNAM INVESTMENT HIGH TECH - BUILDING JOINT STOCK COMPANY
    • Trụ sở: Tầng14 - Toà nhà LICOGI13 TOWER - 164 Khuất Duy Tiến -
    • Phường Nhân Chính - Thanh Xuân - Hà Nội
    • Websitewww.vitc.net.vn
    • Hotline 0934041668
    • Ngành xây dựng Việt Nam đang có những bước tiến mạnh mẽ  đang  bắt kịp các cường quốc về xây dựng, trong các tiến bộ công nghệ xây dựng trên Thế  giới g được áp dụng thành công vào Việt Nam trong 10 năm qua nhiều người đã biết đến Công nghệ Sàn rỗng không có Dầm C Deck và công nghệ móng Top Base có thể giảm thời gian thi công cho phần gia cố Nền đến 30%, giảm giá thành đến 40%, không gây ảnh hưởng đến các công trình xung quanh, có thể xây nhà cao đến dưới 10 tầng không cần dùng cọc Bê tông...Các công nghệ này được các công ty tiền thân của công ty VITC kiên trì bền bỉ thử nghiệm, cải tiến, hoàn thiện và đến nay đã được lan toả khá rộng trên nhiều tỉnh thành Việt Nam,Để đưa các công nghệ nêu trên cũng như các công nghệ tiên tiến khác như:- 
      - Cọc- Nền cùng làm việc có khống chế độ lún ban đầu,

      - Hệ cột ống Thép nhồi Bê tông CFT,

      - Hệ tường Koto 8...
      Các Công nghệ trên được áp dụng rộng rãi và chuẩn hoá trở thành thế mạnh của ngành xây dựng Việt Nam trong 10 năm qua. Với sự hỗ trợ to lớn của CLBBĐS Hà Nội là thành viên của HHBĐSVN- Công ty VITC ra đời năm 2014 với sứ mệnh gắn kết các Công ty tiên phong về Công nghệ Xây dựng ở Việt Nam như VITEC, TBS Việt Nam, NUCETECH và  Cường Phát Group...
      Với vị thế sở hữu độc quyền các bằng sáng chế Công nghệ trên của VITC thì công nghệ xây dựng Việt Nam đang vươn lên tầm cao mới mang lại lợi ích rất lớn cho ngành xây dựng cũng như mọi khách hàng được thụ hưởng cao nhất về chất lượng nhà ở, công trình công cộng, công nghiệp, Y tế... vừa có giá thành rẻ và tiến độ thi công nhanh nhất.
      Với hơn 100 công trình xây dựng lớn nhỏ trên khắp lãnh thổ Việt Nam đã sử dụng các công nghệ xây dựng tiên tiến của VITC đã tiết kiệm được nguồn tài nguyên, nhân lực và hạn chế tối đa xả thải rác ra môi trường nên luôn đạt Tiêu Chuẩn cao về Công Trình Xanh và Phát triển bền vững.
    • 10352374_438043546349806_5223284030308705891_n
    • 10675644_438043529683141_4775356904257601982_n
    •  
    • P.Thủ Tướng, P. Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng XD 

    đến thăm sản phẩm của VITC()

    • resized_666IMGL9953resized_555

    • MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY

      MISSIONS

      • KIẾN TẠO CÁC KHÔNG GIAN SỬ DỤNG HỢP LÝ NHẤT CHO CÁC CÔNG TRÌNH.
      TO DESIGN PROPER USE SPACE FOR CONSTRUCTION PROJECT

      • CUNG CẤP CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐẶC BIỆT: RÚT NGẮN THỜI GIAN, HẠ GIÁ THÀNH ĐEM LẠI HIỆU QUẢ KINH TẾ CAO.
      THE SUPPLY INIQUE CONSTRUCTION SOLUTIONS: CONSTRUCTION TIME DECREASELOWER COSTS, HIGH ECONOMIC EFFICENCY

      • NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH, GÓP PHẦN THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VÌ LỢI ÍCH CỦA KHÁCH HÀNG, CỦA CỘNG ĐỒNG, TRONG ĐÓ CÓ SỰ LỚN MẠNH CỦA CÔNG TY.
      TO IMPROVE THE QUALITY OF WORKS, MAKE CONTRIBUTION TO ECONOMIC DEVELOPMENT AND THE BENEFIT OF CUSTOMERS, COMMUNITY AND THE GROWTH OF THE COMPANY

      CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY

      DEVELOPMENT STRATEGY


      • KHÔNG NGỪNG MỞ RỘNG HỢP TÁC VỚI CÁC TỔ CHỨC TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
      ALWAYS WILLING TO WORK WITH COMPANIES, ORGANIZATIONS AT HOME AND ABROAD

      • KHÔNG NGỪNG SÁNG TẠO, TÌM TÒI NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP MỚI HỮU HIỆU THEO KHẨU HIỆU THEO KHẨU HIỆU “TINH HOA TRÍ THỨC NHÂN LOẠI KẾT HỢP VỚI TRÍ TUỆ VIỆT NAM”
      CONTINUOUSLY CREATIVE TO STUDY AND OFFER NEW SOLUTIONS WITH THE SLOGAN “COMBINATION OF MANKIND’S QUINTESSENCEANDKNOWLEDGEWITHVIETNAMESE INTELLIGENCE”

      • LUÔN TÌM RA CÁC GIẢI PHÁP TỐT NHẤT CHO CÁC CÔNG TRÌNH PHỨC TẠP NHẨT
      TO OFFER SEST SOLUTIONS FOR MOST COMPLICATED WORKS

      • CAM KẾT BẢO HÀNH VÀ HOÀN TOÀN CHỊU TRÁCH NHIỆM LÂU DÀI VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA MÌNH KHI SỬ DỤNG VÀO XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH
      GUARANTEE THE WARRANTY AND BE RESPONSIBLE FOR QUALITY OF OUR PRODUCTS.
    SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
    DỰ ÁN ĐIỂN HÌNH
    Bản đồ khu vực có Dự án sử dụng Công nghệ Xây dựng của VITC
    DANH SÁCH CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG ĐÃ VÀ ĐANG THI CÔNG THEO CÔNG NGHỆ CỦA VITC
  • Hotline 0934041668

Đừng làm gì khi đang giận dữ

Một vị samurai đến thu nợ của người đánh cá. Người đánh cá nói: “Tôi xin lỗi, nhưng năm vừa qua thật tệ, tôi không có đồng nào để trả ngài.” Vị samurai nổi nóng, rút kiếm ra định giết người đánh cá ngay lập tức. Rất nhanh trí, người đánh cá nói: “Tôi cũng đã học võ và sư phụ tôi khuyên không nên đánh nhau khi đang tức giận.”
Vị samurai nhìn người đánh cá một lúc, sau đó từ từ hạ kiếm xuống. “Sư phụ của ngươi rất khôn ngoan. Sư phụ của ta cũng dạy như vậy. Ðôi khi ta không kiểm soát được nỗi giận dữ của mình. Ta sẽ cho ngươi thêm một năm để trả nợ và lúc đo chỉ thiếu một xu thôi chắc chắn ta sẽ giết ngươi.”
Vị samurai trở về nhà khi đã khá muộn. Ông nhẹ nhàng đi vào nhà vì không muốn đánh thức vợ, nhưng ông ta rất bất ngờ khi thấy vợ mình và một kẻ lạ mặt mặc quần áo samurai đang ngủ trên giường. Nổi điên lên vì ghen và giận dữ, ông nâng kiếm định giết cả hai, nhưng đột nhiên lời của người đánh cá văng vẳng bên tai: “Ðừng hành động khi đang giận dữ.”

Vị samurai ngừng lại, thở sâu, sau đó cố tình gây ra tiếng động lớn. Vợ ông thức dậy ngay lập tức, kẻ lạ mặt cũng vậy, hoá ra đó chính là mẹ ông.
Ông gào lên: “Chuyện này là sao vậy. Suýt nữa con đã giết cả hai người rồi!” Vợ ông giải thích: “Vì sợ kẻ trộm lẻn vào nhà nên thiếp đã cho mẹ mặc quần áo của chàng để doạ chúng.”
Một năm sau, người đánh cá gặp lại vị samurai. “Năm vừa qua thật tuyệt vời, tôi đến để trả nợ cho ngài đây, có cả tiền lãi nữa”, người đánh cá phấn khởi nói.
Hãy cầm lấy tiền của ngươi đi.” Vị samurai trả lời, “Ngươi đã trả nợ rồi.”
Sưu tầm!

Người đời thường chú tâm vào việc nhỏ, bỏ việc lớn

Người đời việc ít quan trọng dồn hết tâm lực lo, việc tối quan trọng lại lơ là. Tất cả chúng ta có mặt trên thế gian này, đều do không sáng suốt nên thường lầm lẫn, những điều không quan trọng hay ít quan trọng, chúng ta dồn hết tâm lực để lo, còn những điều tối quan trọng lại không để ý, không màng tới. Tôi sẽ tuần tự giảng giải điều này cho tất cả thấy rõ.

Như cuộc sống hiện giờ có ba việc ăn, uống, thở, trong đó chúng ta lo việc nào nhiều nhất? Thường người ta lo ăn nhiều nhất. Tối ngày chạy lo ăn, nhưng thật ra nếu nhịn ăn mấy ngày có chết không? Không chết. Kế đó là uống, nhịn uống hai ba ngày mới chết. Ðến thở, nhịn bao lâu chết? Trong tích tắc, thở ra mà không hít vô là chết. Vậy mà người ta lại quan trọng ăn với uống, còn thở ra sao thì không biết. Rõ ràng việc tối quan trọng lại lơ là, còn việc không quan trọng thì dồn hết tâm lực vào đó. Như vậy mới thấy cái lầm lẫn của chúng ta thật đáng thương.
Bước qua phần thứ hai, thân và tâm tức thể xác và tinh thần, cái nào quan trọng hơn? Chúng ta thường lo cho thể xác hay tinh thần? Thể xác lo cho sạch đẹp sung mãn, còn tinh thần thì không nghĩ tới. Nhìn chung con người chỉ nặng về thể xác mà xem nhẹ phần tinh thần, trong khi tinh thần điều khiển thể xác. Ví dụ từ trong nhà đi ra đường, ta khởi nghĩ trước rồi mới đi. Làm việc gì cũng vậy, khởi nghĩ trước rồi mới làm. Rõ ràng tinh thần chỉ huy mà chúng ta lại không quan tâm, chỉ quan tâm thể xác.
Nhưng thử hỏi chúng ta lo cho thể xác được sung mãn, mà nó còn mãi không? Lo cho mấy nó cũng bại hoại. Lo nào nhà cửa, tiền bạc, cơm ăn áo mặc. nhưng khi nhắm mắt tất cả những thứ đó còn hay mất? Lo để ngày mai sẽ mất thì lo làm gì? Vậy mà chúng ta cứ lo, lo ngày lo đêm, lo hết sức là lo. Cái giữ không được mà dồn hết cho nó, còn cái chủ thúc đẩy chỉ huy lại không để ý, mặc tình nó ra sao thì ra. Như vậy chúng ta sáng suốt không? Ðó là vấn đề chúng ta cần phải xét lại để khỏi lầm lẫn.
Nếu nói tâm hồn hay tinh thần là cái chỉ huy, sắp đặt cho cuộc sống, thì chúng ta phải lo cho nó tốt đẹp, cao quí mới phải, còn thân tạm bợ này lo xoàng xoàng cũng được. Thế mà ta làm ngược lại. Ðó là điều rất sai lầm của đa số người thế gian.
Bây giờ nói tu là tu thế nào? Nhiều người bảo ăn chay, lạy Phật nhiều là tu. Ăn chay, lạy Phật cũng thuộc về phần thể xác, còn bộ chỉ huy thì không lo. Vì vậy tu cũng có nhiều cách. Tu bằng hình thức tạo phước tạo duyên, hoặc tu bằng cách lọc bỏ các vọng tưởng cho tâm được trong sáng thanh tịnh. Trong hai cách tu trên, cách tu sau mới là quan trọng. Bởi vì tâm là vị chỉ huy, nếu chỉ huy tốt thì thân miệng làm các việc tốt, cuộc sống theo đó quí đẹp. Còn tu về phần vật chất thì có phước, nhưng tâm còn phiền não thì không giải quyết được cội gốc vô minh sanh tử. Ðó là điều quan trọng người tu chúng ta cần phải biết.
Muốn xây dựng, muốn gạn lọc cho tinh thần được trong sáng, tốt đẹp thì phải quay lại xem xét mình. Tất cả chúng ta hiện giờ có ai không biết tham lam, nóng giận, si mê là xấu đâu. Biết thì biết mà không nỡ bỏ, cho nên Phật quở chúng sanh thật mê muội, rất đáng thương. Bình thường không việc gì thì thấy rất hiền lành, nhưng gặp việc trái ý liền nổi sân đùng đùng. Nóng giận như vậy đã là sai rồi mà còn bảo vệ cho cái giận của mình, tại thế này, tại thế nọ nên tôi mới giận. Ðã bảo vệ nó, thì làm sao bỏ được. Ít người nào giận mà nói lỗi tại tôi, lý đáng không nên như vậy, thật là xấu hổ. Không dám nhận lỗi là ngầm chấp nhận mình đúng người sai, nên không bao giờ chịu sửa đổi tật nóng giận của mình.
Con người thật là mâu thuẫn. Ðến với Phật hít hà lạy lục, mong cho con được sáng suốt, thanh tịnh. mà những thói xấu không chịu bỏ. Ðó là điều rất thực tế, Phật tử vẫn còn lúng túng. Tôi nói nóng giận là cái nổi nhất, còn tham lam, ngu si ngầm bên trong khó bỏ hơn nữa. Người tham lam có một triệu muốn hai triệu, có hai triệu muốn ba triệu, không dừng lại bao giờ. Có ít muốn nhiều, muốn hoài cũng không bao giờ thấy đủ.
Chúng ta tưởng tham không dính dáng gì sân, nhưng thật tình tham là cha đẻ của sân hận. Ví dụ ra chợ thấy món hàng vừa ý mình muốn mua. Nghe người bán nói năm trăm, mình trả ba trăm, người ta chưa chịu bán. Lúc đó có người trả bốn trăm, người ta bán. Vậy là mình nổi tức lên, rõ ràng giận từ tham mà ra. Ðó là những cái tham nhỏ, chưa phải trong tầm tay của mình, còn những cái tham trong tầm tay của mình. Ta quí ta thích nó, khi mất mình sẽ sân giận tới đâu nữa.
Thí dụ mình vừa sắm được cái lục bình vừa ý, bất thần đứa cháu sẩy tay làm rớt bể. Lúc đó cơn nóng đùng đùng nổi lên, mình la ó om sòm. Cái nóng giận đó do tham của quí, muốn giữ mà mất nên mình mới sân hận. Như vậy có thể nói tất cả sự nóng giận đều bắt nguồn từ lòng tham. Như ta muốn được khen, được danh thơm tiếng tốt mà bị người chê thì nổi nóng liền. Tham danh, tham lợi, tham tài, tham sắc, tham cái nào mà không được cũng dẫn đến sân hận cả.
Song lòng tham gốc từ si mê mà ra. Như mạng sống của chúng ta qua một ngày là mất một phần. Cuộc đời vô thường, ngày nay sống chưa chắc ngày mai đã còn. Người thấy được lý vô thường là thấy được lẽ thật. Do vô thường, thở ra không hít lại là chết, mạng sống này đâu có bảo đảm dài lâu. Nhưng nghe ai nói ngắn, thì mình buồn, mình cự lại. Còn nghe nói dài, sống đến trăm tuổi là vui liền, như vậy không phải si mê là gì?
Chúng ta thường sống với những ảo tưởng, mơ ước không có lẽ thật, đó là gốc từ si mê. Nếu ai nói mạng mình yểu ta liền xét biết, cuộc sống trong hơi thở không yểu sao được. Nói vậy, biết vậy thì cười thôi, không giận hờn ai. Vì không có trí tuệ, ta sống trong ảo tưởng, không đúng lẽ thật, nên sanh ra tham lam sân hận, đủ thứ phiền não che lấp tâm chân thật.
Từ si mê cho rằng đời sống cả trăm năm, rồi lo tạo dựng sự nghiệp không có ngày cùng, đến tắt thở cũng chưa rồi. Vì vậy mà cả một đời người mấy chục năm, chúng ta cứ lao vào hình thức vật chất, không nghĩ tới tâm tư của mình trong sáng hay tối tăm. Chúng ta không biết trau dồi tâm tánh của chính mình chút nào hết, mà lại đuổi theo những cái tạm bợ bên ngoài.
Ðời này tạo lập, xây dựng nếu lỡ chết đi thì tiếc nuối không bỏ được, nên rồi phải trở lại nữa. Thế nên Phật nói si mê là gốc của luân hồi, chúng sanh trở đi trở lại không giải thoát được, gốc từ si mê mà ra. Từ si mê chúng ta có đủ thứ sai lầm. Si mê về sự sống, si mê danh vọng, si mê sắc đẹp. Bởi nghĩ mình đẹp nên ai chê xấu thì giận, nghĩ mình khôn nên ai chê ngu thì giận. Người ta cứ tưởng tượng về mình, chớ sự thật chắc gì mình đẹp, chắc gì mình tốt, chắc gì mình khôn. Nhưng nghe khen thì vui, nghe chê thì không chịu. Như vậy có phải si mê không? Con người chịu hết khổ này tiếp nối khổ kia, không thoát được là vì thế.
Bây giờ nếu chúng ta biết rõ mạng sống vô thường, thân này không thật. Ta không là gì trong xã hội này cả thì có gì để tự hào, ngạo mạn. Nghĩ mình là rơm là rác, tự nhiên ta sẽ buông bỏ được những thứ tạm bợ quanh mình, sửa đổi những thói hư tật xấu thành ra tốt đẹp. Biết thân này không có giá trị chân thật thì sẽ không còn đắm luyến nó nữa, ta mới vươn lên tìm cái chân thật. Ðó là biết lo cái đáng lo, bỏ cái đáng bỏ.
Chúng ta kiểm lại ba điều: Một là mạng sống trong hơi thở. Hai là thân này hư dối tạm bợ, không có gì quan trọng. Ba là ta vẫn còn nhiều khiếm khuyết cần phải tu sửa. Nhớ như vậy, chúng ta sẽ tập trung vào việc tu dễ dàng, gạn lọc tâm trong sạch, thanh tịnh. Tịnh hóa được thân tâm rồi thì các thứ hình thức vật chất trong cuộc sống này không thể lôi kéo chúng ta được nữa. Ðó là một lẽ thật.
Thật vậy, khi nhìn lại thấy thân này là đãy da hôi thối, giống như cái bô đậy kỹ, có ai đi ngang bịt mũi, mình sẽ cười nói tránh đường cho cái bô đi. Như vậy đâu có khổ. Rõ ràng lâu nay chúng ta sống trong mê lầm. Bây giờ phải gan lên, phải thấy được lẽ thật thì đời sống của mình mới an lành tự tại. Lúc nào cũng nhớ từ si mê sanh ra tham lam, từ tham lam sanh ra nóng giận. Ba thứ này là phiền não rất độc cần dẹp bỏ, chớ không thể nuôi dưỡng được.
Nhưng chúng ta có bệnh biết sai mà không can đảm sửa liền, cứ hẹn từ từ. Như vậy đòi tu mau ngộ đạo, mau thành Phật sao được! Bởi vì tu là phải dùng trí tuệ thấy đúng như thật, cái gì ảo tưởng phải chừa bỏ, như vậy mới hết gốc mê, hết mê mới hết khổ. Chúng ta không gan, không dám nhìn thẳng, không dám bỏ thì không bao giờ được an lạc giải thoát.
Khổ đau không phải từ đâu đem đến, mà tại chúng ta không sáng suốt, không có trí tuệ. Có người nghe Phật dạy đời là khổ, thân là vô thường, v.v. cho rằng Phật bi quan. Nhưng không ngờ thấy được lẽ thật đó sẽ cởi mở biết bao nhiêu việc, không còn đeo đẳng đau khổ nữa. Do không biết không nhận như vậy nên người thế gian đau khổ vô cùng, hết đời này tới đời khác không lúc nào hết buồn hết lo.
Chúng ta thử nghiệm lại trên thế gian này, từ người giàu cho tới người nghèo, có ai không khổ đâu, có ai sống toàn là vui đâu. Mỗi người khổ mỗi cách, có người khổ vì thiếu thốn đói rét, có người khổ vì côi quả, có người khổ vì gia đình không hạnh phúc. ai cũng khổ, không có ai vui trọn vẹn. Vậy mà Phật nói cuộc đời là khổ thì bảo đạo Phật bi quan. Rõ ràng con người luôn chạy trốn sự thật.
Chúng ta phải dám nhìn vào sự thật mới có thể can đảm tiến lên. Biết cuộc đời vô thường để ngày nào, giờ nào mình còn sống thì cố tu tập, dẹp những thói xấu. Chỉ nhớ mạng sống trong hơi thở là hết tham ngay. Nhớ thân này nhơ nhớp thì bớt ngã mạn, tự nhiên ta trở về cuộc sống chân thật của mình. Ðó là người có trí tuệ sáng suốt.
Tu là rèn luyện trí tuệ cho được sáng suốt, được tốt đẹp, đó là điều tiên quyết. Thân này dầu sửa sang, lo lắng mấy nó cũng bại hoại, cũng chỉ là tấm thân hư thối thôi. Tất cả cái được đó đều là được để mất, chớ không phải được để còn mãi. Vậy mà chúng ta cứ cắm đầu lo thôi là lo, còn việc tẩy rửa gạn lọc cho tâm trong sáng, tốt đẹp thì ít quan tâm tới. Phần nhiều Phật tử đi chùa học Phật, chỉ muốn tu để đời sau sung sướng hơn, phước đức hơn, đẹp đẽ hơn, chớ không muốn thấy đúng lẽ thật, không muốn dứt si mê, giác ngộ giải thoát.
Trong nhà Thiền tu là gạn lọc nội tâm, giống như một khạp nước đục, chúng ta lóng xuống cho nó trong. Lóng lặng rồi thì nước trong, nhưng cặn bã vẫn còn dưới đáy khạp, nếu quậy lên thì chúng sẽ ngầu đục trở lại. Bây giờ muốn nó hoàn toàn trong, không có cặn cáu nữa thì phải lọc qua một khạp khác. Cũng vậy, tham sân si là cặn cáu, nó làm cho tâm trí mình mờ tối, bây giờ chúng ta phải lọc, phải gạn cho nó lắng xuống trước. Lắng xuống rồi phải lọc bỏ nó đi, lúc đó tâm mình mới trong sáng. Tâm hồn trong sáng tức không còn đau khổ nữa, còn tâm hồn tối tăm thì đau khổ không có ngày dứt được. Ðó là điều hết sức thiết yếu.
Chúng ta có hai thứ tâm, tâm sanh diệt tùy duyên và tâm thanh tịnh hằng sáng không mất. Khi chúng ta nghĩ xấu, nghĩ ác thì tâm đó luôn thay đổi hay nguyên vẹn mãi như vậy? Thí dụ có người nói trái ý, mình giận ghét họ, đó là tâm xấu. Nhưng thời gian sau họ làm gì vừa ý, mình liền vui vẻ, thương mến họ. Ðó là tâm sanh diệt tùy duyên. Duyên thuận thì nó tốt, nghịch thì nó xấu chớ không cố định. Ðã là sanh diệt tùy duyên thì không phải thật mình. Như vậy không ai cả ngày giận hoài, cũng không ai cả ngày ghét hoài. Thương, ghét, buồn, giận đều tùy duyên lộn qua đảo lại, không cố định. Vừa giận đó rồi thương, vừa ghét đó rồi mến, đổi thay luôn.
Phật dạy phàm những gì do duyên hợp đều hư giả, vậy mà chúng ta chỉ sống với cái giả, bỏ quên cái thật. Cả ngày đem hết sức lực để lo lắng, gìn giữ cái thân tạm bợ này. Ðến tâm tức tinh thần, chúng ta giữ phần hơn thua, phải quấy, tốt xấu, được mất cho đó là tâm mình. Tâm tôi nghĩ phải, tâm tôi nghĩ quấy, tâm tôi vui buồn, thương ghét. có rồi mất, không thường còn. Tâm không thật luôn sanh diệt như vậy mà bám vào đó chấp là mình, thành ra mất mình luôn. Có đáng thương không?
Phật bảo chúng sanh do ba nghiệp mà đi trong sanh tử luân hồi. Ba nghiệp là thân, miệng và ý. Khi ý nghĩ xấu thì miệng nói xấu, thân làm xấu nên nghiệp dẫn đi trong ba đường ác địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh. Nếu ý nghĩ tốt, thì miệng nói phải, thân làm phải nên nghiệp dẫn đi trong ba đường lành trời, người, a-tu-la.
Như vậy chánh nhân tạo nghiệp là ý, tức những thứ buồn thương giận ghét của chúng ta. Tâm đó là chủ tạo nghiệp, muốn tu giải thoát sanh tử mà bám vào nó thì không bao giờ giải thoát được. Chỉ là phước báu hoặc tội nghiệp, dẫn đi trong đường lành hoặc đường dữ thôi.
Ban đầu, chúng ta tu thì tập bỏ những thứ xấu ác, sau đó đến các thứ tốt thiện cũng phải bỏ luôn. Nhưng thường không ai bỏ cái tốt cả, uổng lắm cho nên được sanh cõi lành, thành ra cũng quanh quẩn ở sanh tử thôi. Chúng ta chưa tìm ra cái thật mình, thì chưa thể được an vui vĩnh viễn. Cái thật đó Lục Tổ nói “Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, cái gì là Bản lai diện mục của Thượng tọa Minh?” Vậy khi tâm hằng tri, hằng giác mà không có niệm thiện ác lôi cuốn, lúc đó mình đi đâu? Không tạo nghiệp là giải thoát sanh tử, còn đi đâu nữa.
Chúng ta ai cũng sẵn có cái không tạo nghiệp, không bị nghiệp dẫn mà không chịu nhận, cứ nhận cái tạo nghiệp, cái sanh tử là mình rồi khỏa lấp cái mình thật. Bản lai diện mục tức là mặt thật xưa nay của mình, nó bị khỏa lấp bởi niệm thiện, niệm ác. Chừng nào những niệm đó lặng sạch thì mặt thật xưa nay hiện tiền. Vậy lúc niệm thiện ác chưa lặng sạch thì mặt thật kia ở đâu?
Bình thường chúng ta thấy biết tất cả mà không khởi niệm phân biệt, cái thấy biết đó không động. Nó luôn hiện tiền nhưng mình vừa khởi phân biệt thì nó khuất đi, chớ không phải mất, không phải thiếu vắng bao giờ. Chúng ta chạy theo niệm sanh diệt thì cái chân thật ẩn khuất, khi nào dừng lặng các niệm sanh diệt thì nó hiện bày. Cho nên các Thiền sư thường nói “Tại ông không nhận, chớ không phải không có”.
Có ai không thấy, không nghe, không biết. Thấy, nghe, cảm giác biết hết nhưng ở giai đoạn đầu chưa khởi niệm phân biệt tốt xấu, hơn thua thì cái biết chân thật không sanh diệt. Khi tâm khởi niệm phân biệt là chuyển sang cái biết sanh diệt rồi. Thấy cứ thấy, nghe cứ nghe, có người nào thiếu đâu, nhưng ai cũng than kiếm không ra Phật tánh. Sự thật thì nó luôn hiện tiền ngay nơi chúng ta, đâu cần phải tìm kiếm ở đâu.
Khi chúng ta ngồi Thiền không có hôn trầm, những niệm nghĩ tưởng lăng xăng lặng xuống, dấy lên ta thấy biết rõ ràng tức là vẫn tỉnh vẫn biết như thường, cái biết đó nó không động không tịnh, không sanh diệt như các niệm vọng tưởng. Ðó là mình đã có sẵn cái không động, không sanh diệt rồi. Chỉ cần ta không chạy theo cái động, thì trở về được với cái không động, đó là giải thoát sanh tử. Vì cái động sanh diệt tạo nghiệp đi trong sanh tử, còn cái không động, không sanh diệt thì không tạo nghiệp sanh tử. Cho nên sống được với cái không động là giải thoát sanh tử, cần gì tìm kiếm ở đâu xa. Trong nhà Thiền nói “Cỡi trâu đi tìm trâu”, “Cõng Phật mà đi tìm Phật” là thế.
Vì vậy trong kinh Pháp Hoa, chàng cùng tử say sưa được bạn tặng cho hòn ngọc quí bỏ trong túi áo, anh lo say lang thang hoài nên quên mất mình có hòn ngọc. Ðến khi được bạn chỉ thẳng mới nhớ lại mình có hòn ngọc trong túi áo từ lâu. Ðó là chỉ cho tất cả chúng ta có cái chân thật quí báu mà không nhớ không nhận, cứ chạy theo cái tạm bợ cái giả dối hoài.
Tôi nhắc lại chúng ta tu là dẹp bớt những tâm niệm xấu ác, giữ những tâm niệm hiền lành tốt đẹp, đó là chặng thứ nhất. Kế đến tất cả niệm sanh diệt dù tốt hay xấu cũng đều bỏ hết, đừng luyến tiếc mà phải sống với cái chân thật không sanh không diệt, không hình tướng của mình. Như vậy tu là làm một việc cao siêu phi thường, chớ không phải tầm thường.
Chúng ta hiện giờ đang sống đang tu, mà chỉ mong muốn những cái nho nhỏ, như đời sau có phước hơn đời này, giàu sang sung sướng hơn đời này. Nhưng ta quên rằng dù được như vậy chắc gì đã hạnh phúc, vì có thân là có khổ. Có ai khỏi bệnh, khỏi chết đâu. Bệnh chết là khổ hay vui? Cái án đó đã sẵn cho mọi người. Ai rồi cũng phải đi tới già, tới bệnh, tới chết. Ðã có án tử hình thì cuộc sống là vui hay là khổ? Vậy mà chúng ta cứ buông trôi, ngày mai ra sao mặc nó, bây giờ cứ cười cứ vui. Người không thấy xa biết rõ, là người không sáng suốt, không có trí tuệ.
Người tu có hai trường hợp, thứ nhất nhớ cuộc đời vô thường rồi buồn rầu chán nản không muốn làm gì. Như vậy chưa phải khéo tu. Thứ hai cũng biết vô thường nhưng vui vẻ, vì biết đó là luật chung của mọi người, không ai tránh được. Muốn tránh phải tự tìm một lối đi khác, chớ không thể ngồi buồn mà tránh được. Ðây là người khéo tu. Cho nên chúng ta học Phật, biết đời là khổ nhưng mình vẫn vui. Vì trong cái khổ sanh diệt có cái chân thật không sanh diệt, luôn hằng hữu bên mình. Thế thì ta dại gì sống với cái sanh diệt, bỏ mất cái không sanh diệt cho phải khổ. Vì vậy đạo Phật không những không bi quan, mà còn lạc quan yêu đời nữa là khác.
Người biết tu thì biết sửa đổi sai lầm, luôn tỉnh giác và đánh thức mọi người cùng tỉnh giác, như vậy cuộc sống mới có giá trị. Nếu cả cuộc đời mấy chục năm, sống trong u tối thì thật vô nghĩa. Ðời này qua đời khác, cứ chồng chập như vậy thì khổ não biết bao nhiêu. Lại, Phật bảo được thân người là khó, như rùa trăm năm mới gặp bọng cây giữa biển khơi.
Tuy thân này hư tạm, nhưng nếu chúng ta biết lợi dụng nó, để tu hành thì sẽ vượt thoát khỏi dòng sanh tử, sống với Pháp thân chân thật, muôn đời không sanh diệt. Giống như rùa mù nương bọng cây được vào bờ. Ngày nào sống là một ngày thức tỉnh, ngày nào sống là một ngày an lạc. Khi không còn nghĩ chuyện tốt xấu, phải quấy ta sẽ thấy vui. Vui thế nào? Tất cả niệm hơn thua phải quấy không khởi thì gương mặt mình lúc nào cũng tươi sáng, đó là cái vui chân thật. Còn vui hỉ hạ là cái vui của thế gian, không chân thật.
Nhưng người đời luôn tìm vui trong cái hơn thua được mất. Ví dụ người ta tổ chức đá bóng, đội nào thắng mình vỗ tay cười vui, trong khi đội thua rất đau khổ. Vui trong sự đau khổ của người khác, thì cái vui đó không thật vui. Người thắng thì vui, người thua thì khổ. Như vậy vui của thế gian chỉ là cái vui tương đối, vui khổ theo nhau, chớ không hoàn toàn vui.
Chỉ khi tâm chúng ta dứt các niệm phải quấy, hơn thua v.v. lặng lẽ thanh tịnh mới thật là vui. Nhưng có nhiều người, nhất là tuổi học sinh sinh viên, nói tu cái gì cũng bỏ hết thành ra ngu ngốc. Phải nhét vô đầu thật nhiều mới có kiến thức rộng, mới là người hiểu biết. Thật ra không phải vậy, người tu bỏ những niệm lăng xăng tạp loạn, để tập trung vào một việc thì sáng thêm chớ ngu sao được. Ví dụ khi học cứ một tâm chuyên chú vào việc học, không nhớ nghĩ viển vông chuyện nọ chuyện kia, thì càng học càng thông minh sáng suốt hơn, chớ ngu sao được. Khi làm việc cũng vậy, buông hết chuyện tạp, tập trung vào công việc thì kết quả sẽ tốt hơn.
Thời nay, người ta muốn nhớ nhiều quá thành ra quên hết. Bởi vì nhét đầy óc ách trong não, khiến nó mỏi mệt nên nó không thể tiếp nhận được gì cả. Rồi rốt cuộc càng muốn nhớ thì càng quên. Trong khi người càng buông lại càng nhớ, nhớ một cách tự nhiên trong sáng nên mọi việc hiện ra rất rõ ràng phân minh.
Chúng ta thử nghiệm xem khi nào đầu mình rối nuồi việc này việc kia, lúc đó mình cứ quên đầu quên đuôi. Khi ấy, chỉ cần ngồi thiền một chút ta liền nhớ trở lại. Vì vậy nhiều người mới tập tu thiền nói ở ngoài không nhớ gì hết, đến lúc ngồi thiền, lại nhớ đủ chuyện. Như vậy có lỗi không? Tôi giải thích đó không phải tội lỗi, vì lúc ở ngoài việc này việc kia khỏa lấp nên ta không nhớ, khi ngồi thiền tâm yên định, nó trồi lên nên ta thấy đủ chuyện. Thấy thì thấy, biết nó không thật liền buông thì không có lỗi gì cả, quan trọng là đừng chạy theo nó.
Như đức Phật khi ngồi thiền dưới cội bồ-đề, chứng được Túc mạng minh, Ngài nhớ lại chuyện vô số kiếp về trước như nhớ chuyện hôm qua. Khi buông bỏ hết, ta tưởng như quên nhưng trái lại nhớ rõ hơn. Còn ráng nhớ rốt cuộc nhớ không bao nhiêu. Hiểu như vậy mới thấy tâm mình là kho chứa, nên nhà Phật gọi là Tàng thức. Cái kho ấy chứa tất cả chủng tử lành dữ của mình, nếu ta loại hết những lăng xăng tạp loạn thì kho Tàng thức đó biến thành Như Lai tàng. Kho thức phân biệt mà sạch hết những niệm phân biệt thì trở thành kho Như Lai, kho Phật chớ không phải hết trơn.
Vì vậy khi tu chúng ta buông bỏ hết, nhưng đừng tưởng mất tất cả. Không phải vậy, ngồi yên định lại, muốn nhớ thì nhớ rõ ràng, không muốn nhớ thì thôi. Ðó là người đã làm chủ được mình và các pháp, sống tùy duyên an vui tự tại, không bị các pháp nhiễu loạn. Nên những người tu càng cao càng hay, thì càng ít chú ý tới mọi thứ, nhưng cần thiết thì các ngài thấy biết rõ ràng, không nghi ngờ. Còn chúng ta những thứ cần biết thì không biết, những thứ không cần biết lại biết. Vì vậy chúng ta khác các ngài.
Tóm lại, hôm nay tôi muốn nhắc tất cả nhớ điều này: Việc gì đáng lo thì mình lo, việc gì không đáng lo thì buông bỏ bớt. Người khéo tu lúc nào cũng nhớ quay lại mình, nhận ra và sống được với Tâm chân thật, ngoài ra tất cả đều vô thường hư ảo, không cần chú tâm làm gì.
Người tu không sợ ngu, chỉ sợ không tu được thôi. Tu được tức là giác ngộ, mà đã giác ngộ tức là trí tuệ viên mãn, nói gì là ngu với không ngu !
sưu tầm

10 CÂU CHUYỆN NGẮN VỀ BÀI HỌC LÀM NGƯỜI GIẢN ĐƠN MÀ SÂU SẮC
Cuộc sống đôi khi thật đơn giản chứ không phải là điều gì cao siêu hết. Đơn giản chính là trí huệ, cuộc sống đơn giản sẽ mang đến niềm vui, hạnh phúc mà người ta không ngờ tới…

CÂU CHUYỆN 1. Một người đi tìm việc làm, trên hành lang đến phòng phỏng vấn thuận tay nhặt mấy tờ giấy rác dưới đất và bỏ vào thùng.
Vị phụ trách phỏng vấn vô tình nhìn thấy, bèn quyết định nhận anh vào làm việc.
Hóa ra để được tưởng thưởng thật là đơn giản, chỉ cần tập rèn luyện những thói quen tốt.

CÂU CHUYỆN 2. Cậu bé nọ học việc trong một tiệm sửa xe đạp. Một ngày, có người khách đem đến một chiếc xe đạp hư. Cậu không những sửa lại cho thật tốt, mà còn lau chùi cho chiếc xe cho sạch đẹp.
Những người học việc khác cười nhạo cậu bé dại dột, đã chẳng được thêm chút tiền công nào lại còn tốn sức.
Hai ngày sau, người khách trở lại, thấy chiếc xe đạp vừa tốt vừa đẹp như mới mua, liền đưa cậu bé về hãng của ông ta để làm việc với mức lương cao.
Hóa ra để thành đạt trong đời thật đơn giản, chỉ cần được làm điều mình thích, vất vả một chút cũng chẳng sao.
CÂU CHUYỆN 3. Một em bé nói với mẹ: “Mẹ ơi, hôm nay mẹ rất đẹp!”
Bà mẹ hỏi: “Ơ, sao con lại khen mẹ như thế?”
Em bé trả lời: “Bởi vì hôm nay mẹ… không nổi giận!”.
Hóa ra muốn có một vẻ đẹp khả ái cũng thật đơn giản, chỉ cần không nổi giận là được.

CÂU CHUYỆN 4. Có ông chủ bắt con trai làm việc vất vả ngoài đồng.
Bạn bè nói với ông ta: “Ông không cần phải bắt con trai khó nhọc như thế, giống cây này tự nhiên cũng phát triển.” Ông chủ nói: “Tôi dạy dỗ con cái chứ đâu phải tôi chăm cây công nghiệp”.
Hóa ra răn dạy con cái rất đơn giản, cứ để tụi nó chịu khổ chút xíu.

CÂU CHUYỆN 5. Một huấn luyện viên quần vợt nói với học sinh: “Làm thế nào tìm được quả bóng rơi vào đám cỏ?
Một người nói: “Bắt đầu tìm từ trung tâm đám cỏ”.
Người khác nói: “Bắt đầu tìm từ nơi chỗ trũng nhất”.
Kẻ khác lại nói: “Bắt đầu tìm từ điểm cao nhất”.
Đáp án huấn luyện viên đưa ra là: “Làm từng bước, từ đám cỏ đầu này đến đầu kia”.
Hóa ra phương pháp để tìm thành công thật đơn giản, cứ tuần tự, đừng nhảy vọt từ số 1 đến số 10.

CÂU CHUYỆN 6. Một cửa hàng đèn thường sáng trưng, có người hỏi: “Tiệm của anh dùng loại đèn nào vậy, dùng rất bền”.
Chủ cửa hàng nói: “Đèn bị hư hoài đấy chứ, chẳng qua là chúng tôi thay ngay khi nó bị hư thôi”.
Hóa ra để duy trì ánh sáng thật đơn giản, chỉ cần dám thay đổi là được.

CÂU CHUYỆN 7. Con nhái ở bên ruộng nói với con nhái ở bên vệ đường: “Anh ở đây quá nguy hiểm, dọn qua chỗ tôi mà ở”.
Con nhái ở bên đường trả lời: “Tôi quen rồi, dọn nhà làm chi cho vất vả”.
Mấy ngày sau nhái ở bên ruộng đi thăm nhái bên đường, nó đã bị xe cán chết, xác nằm bẹp dí.
Hóa ra để được an toàn thật đơn giản, chỉ cần tránh xa lười biếng.

CÂU CHUYỆN 8. Có một con gà nhỏ đang tìm cách phá vỏ trứng để chui ra, nó chần chừ e ngại thò đầu ra ngoài ngó nghiêng xem xét sự đời. Đúng lúc đó, 1 con rùa đi ngang qua, gánh trên mình chiếc mai nặng nề.
Thấy thế, con gà nhỏ quyết định rời bỏ cái vỏ trứng ngay lập tức.
Hóa ra muốn thoát ly gánh nặng cũng thật đơn giản, dẹp bỏ cố chấp thành kiến là được.

CÂU CHUYỆN 9. Có mấy em bé rất muốn làm thiên thần; Thượng Đế cho mỗi em một chân đèn và dặn trong lúc chờ Ngài trở lại, hãy giữ cho mấy cái chân đèn luôn sáng bóng.
Một ngày, hai ngày, rồi 1 tuần trôi qua, không thấy Thượng Đế quay trở lại. Tất cả các bé đều bỏ cuộc.
Chỉ có một em bé vẫn lau chùi chân đèn sáng bóng dù cho Thượng Đế không đến. Mọi người đều chê em dại.
Kết quả, chỉ có em được trở thành thiên thần.
Hóa ra để làm thiên thần thật đơn giản, chỉ cần có tấm lòng thật thà tận tụy.

CÂU CHUYỆN 10. Chàng thanh niên đến xin làm môn đệ một vị thần.
Đúng lúc ấy, 1 con nghé chui lên từ vũng lầy, toàn thân lấm đầy bùn dơ bẩn.
Vị thần nói với chàng thanh niên: “Con tắm rửa cho nó dùm ta”.
Chàng kinh ngạc: “Con đi học chứ đâu đi chăn trâu?”.
Vị thần nói: “Con không chăm chỉ vâng lời, thì làm môn đệ của ta thế nào được.”
Hóa ra biến thành thần thật đơn giản, chỉ cần một lòng thành thật phục vụ.
Hóa ra cuộc sống cũng rất đơn giản, chỉ cần có thể hiểu được “trân quý, biết đủ, cám ơn” là anh đã có đầy đủ màu sắc của cuộc sống.
Tuệ Tâm, sưu tầm tinhhoa

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015


Đặng Tiến
Chuyện Trâu năm SU
(minh họa: họa sĩ Thanh Trí)

Trâu thiết thân với nông dân, thân thiết với nông thôn, là thành phần gia đình Việt Nam trong cuộc sống suốt mấy ngàn năm :

Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.


Câu ca dao giản dị mà hàm súc, hiện thực và trữ tình. Câu trên là một tiểu đối toàn chỉnh : trên/dưới, cạn/sâu. Câu dưới dàn trải, bắt đầu tiểu đối : chồng/vợ, cấy/cày, sau cùng con trâu bước ra, chậm chạp, ung dung, trong một nhịp thơ khoan thai hơn : chất trữ tình ưu đãi con trâu vào cuối câu.

Đây không phải là bức ảnh toàn cảnh, công việc đồng áng không diễn ra một lần như thế, mà tuần tự : cày xong mới bừa, bừa xong mới cấy, theo tục ngữ : trâu ra, mạ vào. Nhưng là một bức họa tổng hợp công tác nông vụ, với kỹ thuật khác nhau : đồng sâu là đồng chiêm, đồng cạn là ruộng bậc thang :

Ruộng thấp tát một gầu giai
Ruộng cao thì phải đóng hai gầu sòng

Một số sách, kể cả sách giáo khoa, trích dẫn ngược, do không hiểu kỹ thuật canh nông : ruộng cao gồm nhiều bậc, phải đưa nước từ bậc thấp lên bậc trên, rồi tiếp tục như thế, bằng gàu sòng nặng, do một người lực lưỡng chuyển động. Gầu giai (giây) nhẹ hơn thường do hai phụ nữ vận chuyển, đưa nước từ hồ, ao lên ruộng thấp.

Vì thân thiết với đời sống hàng ngày, con trâu nhiều khi được liên hệ với người vợ :
Thứ nhất vợ dại trong nhà
Thứ nhì trâu chậm, thứ ba rựa cùn

Câu ca dao hóm hỉnh, âu yếm kín đáo.  Khi đề cao, vẫn giọng dí dỏm mà thực tế :
Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà,
Cả ba việc ấy đều là hệ thay

Con trâu là đầu cơ nghiệp, của chồng công vợ. Trong một xã hội nông nghiệp ổn định, gia đình Việt nam ổn định, dù cho khi đói khi no, trong đó địa vị và tư cách người phụ nữ được tôn trọng. Hạnh phúc con người, trong nông thôn Việt Nam, diễn ra dưới đôi mắt con trâu :

Sớm mai cắp nón ra đồng,
Một đôi vợ chồng với một con trâu.


Người thân mật, đằm thắm với trâu :

Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đâu trâu đấy ai mà quản công.
Bao giờ ngọn lúa còn bông,
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

Trâu chia sẻ thân phận con người. Từ “ai” xem trâu như người, như bạn, như một  “nhà nông” . Người có lúc đói, nhưng trâu ít khi phải đói. Gặp ngày cày bừa tận lực người phải cắt cỏ cho trâu, thậm chí cho trâu ăn thóc, hay... ăn cháo.
Pierre Gourou, nhà địa lý học chuyên về Đông nam Á, trong Đất và người tại Viễn Đông, 1940, có cho biết : nông dân Bắc Bộ có người chỉ tậu trâu trước mùa cày, rôi bán đi sau khi bừa xong, để khỏi nuôi tốn kém quanh năm ( tr 54), có lẽ do đó mới có câu ca dao:
Tháng tư đi tậu trâu bò,
Để cho ta lại làm mùa tháng năm.

Đây cũng là cách phân chia lao động giữa nghề cày ruộng và nghề chăn trâu. Và giữa hai nghiệp vụ ấy nảy sinh nghề lái trâu. Từ “ nói lái” thông dụng chỉ mật mã, tiếng lóng trong nghề buôn bán gia súc.
 P. Gourou còn thống kê : con trâu làm việc 60 ngày (trang 53), người làm 180 ngày trung bình trong năm( trang 217) ; ông còn nhận xét, trên đồng quê có khi thấy người lao động, gồng gánh cật lực, trong khi dưới bóng tre trâu nằm... chơi ( trang 53) !
Dưới gốc đa già, trong vũng bóng
Nằm mát đàn trâu ngẫm nghĩ nhai
(Bàng Bá Lân, Tiếng sáo diều)


Cùng một hình ảnh, xưa kia, Nguyễn Khuyến( 1835- 1909) có câu thơ hay :
Trâu già gốc bụi phì hơi nắng

Nguyên tác chữ Hán, không hay bằng câu thơ dịch ra chữ nôm :
Ngọa thụ bì ngưu hư thử khí
(Đến chơi nhà Đặng Tự Ý)

Nói về thơ Hán Việt không thể không nhớ con trâu trong thơ Trần Nhân Tông (1285-1308). Ông vua thao lược, đạo hạnh này làm thơ thậm hay. Đàn trâu chỉ thoáng hiện trong bóng chiều đã để lại cho ngàn sau  ấn tượng sâu đậm vì lời thật, cảnh thực.

Thiên Trường vãn vọng
Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên
Bán vô bán hữu tịch dương biên
Mục đồng địch lý ngưu quy tận
Bạch lộ song song phi hạ điền.

Ngô Tất Tố dịch : 
Cảnh chiều Thiên Trường
Trước xóm sau thôn tựa khói lồng
Bóng chiều man mác, có dường không.
Theo hồi kèn mục, trâu về hết,
Cò bạch thi nhau liệng xuống đồng

ĐT dịch :
Thôn sau thôn trước mờ như khói
Có có không không, đạm sắc chiều
Trẻ giục trâu về còi thúc thúc,
Cò nghiêng trắng ruộng cánh xiêu xiêu.


Thơ xưa, kể cả thơ Trung Quốc, hay đến như vậy, hiện thực, đơn giản, trầm mặc mà linh động đến như vậy, không nhiều lắm đâu. Nhất là để gợi lên hình ảnh đàn trâu về chuồng, hòa nhập vào phong cảnh an tĩnh giữa trần gian, nơi cư trần lạc đạo.

Người xưa trọng vọng trâu; theo truyền thuyết trâu đã giúp vua Vũ nhà Hạ trị thủy. Thời Chiến Quốc, Tử Đồi con vua Chu Trang Vương nuôi hàng trăm con trâu cho ăn gạo thóc, mặc gấm vóc, lại có kẻ hầu người hạ. Họ ca ngợi nghề chăn trâu của những Sào Phủ, Nịnh Thích. Nhưng con trâu vẫn không mấy khi lê nổi bàn chân lầm than từ bùn lầy lên đến trang giấy văn chương, dù có xuất hiện nhiều lần trong nghệ thuật tạo hình như tranh, tượng.

Ở Việt Nam vào thời bình minh của thơ Nôm, Nguyễn Trãi (1374-1442) sống nhiều nơi thôn ổ, tả nhiều cảnh nông tang, mà chỉ tả con trâu vẽ trong nghiên mực “Đầm chơi bể học đã nhiều xuân” nghĩa là con trâu vẫn... nằm chơi.

Một lần khác Nguyễn Trãi nói đến con nghé, nhân sử dụng một tục ngữ răn đời : sảy giàn tan nghé :
Chúa giàn nẻo khỏi tan con nghé
Hòn đất hầu làm mất cái chim
(Bài 23 trong Bảo kính cảnh giới)

Nghĩa là : con trâu đầu giàn (chuồng, ràn) phải giữa vị trí lãnh đạo, để con nghé đừng chạy lạc. Câu sau, ngụ ý không nên làm việc phù phiếm, dựa theo tục ngữ :

Đất bụt mà ném chim trời
Chim thì bay mất, đất rơi xuống chùa.

Vào thời Hồng Đức, thơ Lê Thánh Tông và nhóm Tao Đàn có nhiều bài tả người chăn trâu, nhưng không trực tiếp nói đến con trâu..

Đến Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), hiền triết, khi nhắc đến con trâu chỉ mượn tục ngữ để răn đời:
Người hàng thịt nguýt người hàng cá
Đứa bán bò gièm đứa bán trâu
(Bài 112,1983,1997)

Như vậy con trâu chưa phải là một mô hình tự lập trong câu thơ, mới làm cớ cho người ta nói chuyện khác.
Không hiểu vì lý do gì, về sau, người Việt Đàng Trong quan tâm đến trâu nhiều hơn. Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) đã an vị con trâu chính xác trong đời nông dân
Ấm lạnh trọn bề vài đám ruộng
Làm ăn giữ bổn mấy con trâu

Bài thơ cụ thể nhất về  trâu có lẽ là của Học Lạc (Nguyễn văn Lạc, 1842-1915)

Con Trâu
Mài sừng cho lắm cũng là trâu,
Gẫm lại mà coi thật lớn đầu.
Trong bụng lam nham ba lá sách,
Ngoài cằm lém đém một chòm râu.
Mắc mưu đốt đuốc tơi bời chạy,
Làm lễ bôi chuông dớn dác sầu.
Nghé ngọ già đời quen nghé ngọ,
Năm dây đàn khảy biết nghe đâu.

(Đốt đuốc : sự tích Điền Đan nước Tề, sử dụng một ngàn con trâu buộc đuốc vào đuôi rồi đốt cho trâu xông trận phá hàng ngũ đối phương.
Bôi chuông : ngày xưa, tại Trung quốc có lệ giết trâu để làm lễ bôi chuông. Có lần Tề Tuyên Vương thương hại, truyền lịnh tha mạng sống cho trâu.)

Cùng ở Nam Bộ, Huỳnh Mẫn Đạt (1807-1883) bài Trâu già, dùng chung một mạch điển cố :
Một nắm xuơng, một nắm da
Bao nhiêu cái ách cũng từng qua
Đuôi cùn biếng cột Điền Đan hỏa
Tai nặng buồn nghe Nịnh Tử ca
Sớm dạo vườn Nghiêu ăn hủng hỉnh
Tối về nội Võ thở hi ha
Ngày xưa mắc phải nơi đường bệ
Ơn có Tề Vương cứu lại tha.

(Nịnh Tử : sự tích Nịnh Thích thời Chiến quốc chăn trâu, gõ sừng ca hát than thân, được vua Tề Hoàn Công nửa đêm đốt đuốc phong chức đại phu.
Nghiêu, Võ : hai ông vua đời thượng cổ; theo truyền thuyết, trâu giúp các vua này cày ruộng và trị thủy).

Từ đấy trâu được trọng vọng : trên đồ đất nung từ thời Thương Chu, hai ngàn năm trước Tây lịch đã có hoa văn hình trâu. Đời Tiền Hán –  vài ba thế kỷ trước Tây lịch –  đã có nhiều tượng trâu bằng đồng, nhất là vùng Vân Nam. Có lẽ tục giết trâu tế thần có từ thời thượng cổ, ngày nay vẫn còn ở một vài nơi, như miền Tây Nguyên Việt Nam, còn tục đâm trâu, giết trâu tế Dàng.

*

Trong văn học Đàng Trong, hình ảnh và thân phận con trâu, hiện thực và đầy đủ nhất nằm trong truyện Lục súc tranh công, dài 453 câu, viết theo cách nói lối trong tuồng cổ (hát bội) một lối văn thịnh hành thời Tự Đức; có lẽ  tác phẩm làm tại Huế, nửa sau thế kỷ XIX. Truyện kể lại cuộc tranh công tị việc giữa sáu gia súc : trâu, chó, ngựa, dê, gà, lợn. Phần quan trọng nhất dành cho trâu, non một trăm câu, cũng là phần hay nhất, là tiếng nói thống thiết của nông dân phản ánh số kiếp lầm than không lối thoát.

Trước cổ đã mang hai cái niệt
Sau đuôi thêm kéo một cái cày.
Miệng đã dàm, mũi lại dòng dây,
Trên lưng ruồi bâu, dưới chân đỉa cắn,
Trâu mệt đã thở dài, thở vắn,
Người còn hầm hét, mắng ngược mắng xuôi
(...)
Cày ruộng sâu, ruộng cạn cho no
Lại vườn đậu, vườn mè khiến chở :
Làm không kịp thở,
Ăn chẳng kịp nhai,
(...)
Lúa gặt cất lên đã có trâu xe,
Lúa chất trữ lại để dành trâu đạp.
(Niệt : giây buộc ách)

Sống cùng cực, chết còn chưa rảnh nợ đời : trâu lập tức bị phân thây xẻ thịt, tận dụng từ ngọn sừng đến móng giò, ninh nhừ làm nham làm thấu (hai món ăn) :

Người người đều bàn bạc với nhau :
Kẻ thì rằng tôi lãnh cái đầu,
Người thì nói phần tôi cái nọng.
Kẻ giành bong bóng ép gối mà kê,
Còn sừng đem về ép thoi, làm lược,
Kẻ thì chuốc hoa tai làm ngạt quạt,
Người lại tiện chén rượu, bầu liều,
Làm tù và mà thổi cũng kêu,
Tiện con cờ mà đánh cũng tốt.
(Ngạt : nan quạt. Bầu liều : bầu dùng để đo lường)

Tục ngữ có câu tỏ khí phách can trường, hay sự lỳ lợm, “ trâu già không ngại dao phay”, có người gán cho chính khách Trần văn Hương, không rõ đúng không và, vào thời điểm nào.
***

Văn chương có quy luật riêng, làm bằng khuôn sáo, thời thượng, về sau lại thêm “đường lối” không được như trâu quá sá, mạ quá thì. Vì vậy con trâu dù thân thiết và thiết thân với nông dân cũng không mấy khi xuất hiện trong văn thơ hiện đại.

Trong văn chương quốc ngữ, chủ yếu là phong trào Thơ Mới 1932-1945, trâu xuất hiện như hình tượng nghệ thuật độc lập, lần đầu tiên, có lẽ là trong thơ Đoàn văn Cừ (1913-2004), mà tầm quan trọng về văn học dường như chưa được khẳng định công bằng và chính xác :
Những buổi chiều trong khoảng nắng hồng pha
Trên giải lúa mênh mông màu cánh trả,
Đàn trâu xám họp nhau về tất cả
Như bức tranh thêu, mặt vóc lam hồng.

Bài Đàn trâu, 1943, trích từ tập Thôn ca, 1944 gồm 26 câu, chỉ tả trâu, không mượn trâu để nói chuyện khác. Như trong một họa phẩm, trâu hiện ra trong vẻ đẹp và phong cách của nó, đơn lẻ hay trong bầy đàn, trong phong cảnh, ánh sáng và chân trời của nó – thêm tiếng chuông chùa nâng chân bước :

Trong ánh sáng hoàng hôn màu úa đỏ
Đàn trâu về thủng thỉnh bước trên đê.
Những cập sừng cúi thấp nặng nề lê,
Những chân bước lừ đừ như quá mỏi,
Những chiếc đuôi hiền lành se sẽ đuổi
Những con ruổi mê ngủ bám bên hông.
Hình sao Hôm trắng toát hiện trên không,
Như giọt nước trong rơi trên luống cỏ.
Hơi suơng tím chân trời tha thướt phủ
Những hình đen lần lượt kéo vào thôn,
Tiếng chuông chùa gọi với ánh hoàng hôn,
Liềm trăng bạc đêm hè nâng lấp ló.




Thôn trang trong thơ Đoàn văn Cừ là một bức tranh lý tưởng và lãng mạn, cũng như ở những nhà thơ khác cùng thế hệ, mang hương đồng cỏ nội như Nguyễn Bính, Hồ Dzếnh, Anh Thơ, Bàng bá Lân.

Nhưng không ở đâu con trâu được tô vẽ dưới nhiều nét đậm nhạt và thi vị như ở Đoàn văn Cừ trong Thôn Ca:

Con trâu đen chúi mũi đứng bên đồng
Cứ liếm mãi nắng vàng trên cỏ biếc.
(Nắng Xuân, 1942)

Màu sắc ở đây đã được chắt chiu chắt lọc. Đoàn văn Cừ sáng suốt và ngay thẳng thừa nhận điều này :
Cảnh dân dã quê mình như thế đó
Khi yêu rồi, đâu cũng đẹp như thơ.
(Lá thắm)

(dường như Picasso có nói đâu đó, đại khái : không có cảnh đẹp hay người đẹp, chỉ có con mắt nhìn ra cái đẹp. Cụ thể, muốn thấy vẻ đẹp của trâu, trên nền nông thôn, có thể tìm xem tranh sơn mài, hiện đại, khổ lớn của họa sĩ Thành Chương, Hà Nội, hoặc tranh sơn dầu hay màu nước của nữ họa sĩ Nguyễn Thanh Trí, California).

Nói đến con trâu, Đoàn văn Cừ không quên bác lái trâu, một hình ảnh quen thuộc của nông thôn :
Mình phủ hình trong chiếc áo vàng
Trán lồng trong một chiếc khăn ngang
Chân đi đôi dép, ô kèm nách
Tay dắt con trâu đứng cạnh đường.

Những lúc trâu vè khách đứng đông,
Bác vừa xoa nó khắp bên hông,
Vừa khoe nó vốn dòng trâu “loạn”,
Cày ải đi nhanh nhất cánh đồng.

(Vè : tiếng địa phương nghĩa là tụ họp, như chữ vầy trong sum vầy.
Trâu loạn : trâu mạnh, cày khỏe. Tục ngữ : cày trâu loạn, bán trâu đồ. Trâu đồ là trâu nuôi để ăn thịt.
Cày ải : cầy lật đất cho khô).

Sau 1945-1954, xã hội Việt Nam vẫn là nông nghiệp, nhưng hình ảnh con trâu không đậm nét trong thi ca. Muốn tìm thì cũng có thôi nhưng không lấy gì làm đặc sắc. Những nhà thơ nặng tình nghĩa với nông thôn, như Ngô văn Phú, cũng ít tả trâu. Huy Cận là ngoại lệ, tôi đã có bài riêng cho đề tài này.

Phùng Cung ( 1928- 1997), trong những bài thơ cô đúc và phong cách riêng, có câu hay:
Cổng hè đổ vụn- nắng son
Con trâu gốc phượng
Nhai mòn gần xa.
Trưa Hè, trong  Xem đêm, 1995
Cùng một đề tài, câu thơ đã xa thời Bàng Bá Lân lắm.

Con trâu của Phùng Cung còn xuất hiện trong toàn cảnh xã hội :
Chợt nghe động trống
Trâu bò nhớn nhác
Dùi quật liên hồi
Ê ẩm tấm da khô.

Nguyễn hữu Đang ( 1913-2007) cho rằng bài Ê ẩm này là “ kiệt tác, hay nhất trong tập Xem Đêm.
Con trâu chết đi, để lại nỗi oan khiên ẩn náu trong mặt trống. Đánh trống mà mặt trống thấy đau, tiếng trống vang lên, mang theo oán hờn, tác động đến những trâu bò chung quanh gây sợ hãi, kinh hoàng” (25-10-1996).

Lời bình có chính xác không, bài thơ có hay nhất không, thì ta không biết. Nhưng Nguyễn hữu Đang là người có quyền, và thẩm quyền, viết một câu như thế.
    
Tố Hữu chuyên vẽ  toàn cảnh xã hội, cố nhiên là phải nói đến trâu. Câu nổi tiếng trong Ta đi tới, 1954 :
Trâu ta ra bãi ra đồi
Đồng ta lại hát hơn mười năm xưa.

Hai năm sau, Trên Miền Bắc Mùa Xuân, thời cải cách ruộng đất, 1956  :
 Những đàn trâu Việt Bắc béo tròn
Đủng đỉnh về xuôi quê hương mới lạ
(...)
Sướng vui thay miền Bắc của ta...

Con trâu cách mạng béo tròn, đủng đỉnh (trên áp phích) này có thực tế không?
Dù rằng tại Miền Bắc, lúc ấy, 1956, vẫn có trâu, và người béo tròn, đủng đỉnh.
Trong khi lắm kẻ cảm thân phận làm trâu như Trần Huyền Trân thời “tiền cách mạng” :
Vai cầy chẳng kẻo làm trâu
Dong xe chẳng kẻo tóc râu làm bờm.
Nẻo về chật chội áo cơm
Dặm đi lại động từng cơn lá rừng.
Độc hành ca, 1940

Từng cơn lá rừng... nhắc đến đoạn đầu bài thơ Tôi đi trên những con đường rừng cũ của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Rừng cũ đây là rừng Trường Sơn, khu Bốn, thời chiến tranh :
Ai hành quân qua đây ?
Trên lối trâu mòn kéo gỗ.
Ai nghỉ đêm nơi đây ?
Còn dấu tro tàn bếp lửa.
Đồng chí nào chia tay nơi đây ?
Ngã ba rừng hoang lá đầy.

Nhắc lại đoạn thơ vì câu : Lối trâu mòn kéo gỗ trên rừng núi Tây nguyên, trong bản văn được đài Hà Nội phát thanh năm 1971, đăng trên báo Văn Nghệ 1973, tôi ghi lại theo tạp chí Tác Phẩm Mới, tháng 8-1975. Nhưng nay, bên thềm năm Trâu Kỷ Sửu, tìm lại lối mòn kéo gỗ thì con trâu ... biến mất. Đoạn thơ tân trang trở thành :
Ai hành quân qua đây ?
Đất vẫn in mòn lối cũ.
Ai dừng chân nơi đây ?
Đá vẫn nguyên hình bếp lửa.
Đồng chí nào chia tay nơi đây ?
Ngã ba rừng hoang lá đầy.
(Tuyển tập, tập 4, nxb Trẻ, 2002, tr.11)

Dở quá sức dở. Xét về mặt nào cũng dở. Càng thương bạn, càng thấy dở. Khổ quá : lối cũ không in mòn trênđất thì... in vào đâu ? Hình bếp lửa là hình gì ? Lời thơ ngớ ngẩn vì rập theo khuôn sáo. Câu thơ nguyên bản hay và truyền cảm nhờ gợi lên được những tàn phai với ít nhiều hoang dã, trong cuộc chiến trường kỳ gian khổ. Có thời người ta gọi là “ lãng mạn cách mạng”, nghe cũng tàm tạm.
Lối trâu mòn kéo gỗ... Còn dấu tro tàn bếp lửa  là hình ảnh tham dự vào cuộc sống tàn phai và hoang dã. Như hồn thu thảo, bóng tịch dương trong thơ xưa. Nay câu thơ được tân trang : đất vẫn... đá vẫn....  nghèo đi, đọc nghe vớ va vớ vẩn.
Vấn nạn là : một đoạn thơ hay, đã được phổ biến, thâm chí có giá trị lịch sử, bỗng tự mình leo thang xuống cấp, lý do : cái nước Việt Nam nó thế ...!

*   *  *

Trong văn xuôi, ta có hai cuốn tiểu thuyết dưới nhan đề Con Trâu : cuốn trước của Trần Tiêu (1938), kể chuyện một nông dân Bắc Bộ nghèo khổ, điêu đứng, cả đời mơ ước tậu được một con trâu nái làm cơ nghiệp, và đến lúc chết vẫn còn mơ ước, lẩm bẩm hai tiếng “con trâu”. Cuốn sau, của Nguyễn văn Bổng (1952), kể chuyện thời kháng chiến chống Pháp khu V, vùng Nam-Ngãi, lính Pháp đàn áp dân chúng, bắn giết trâu, hầu làm trở ngại sản xuất; quần chúng phải chiến đấu, để tự vệ vào bảo vệ trâu, đưa trâu vào rừng hay xuống hầm. Những đoạn tả việc trâu xe nước, trong lửa đạn là những trang hiện thực linh động.

Khoảng 1957, Sơn Nam có viết một truyện ngắn đặc sắc, Mùa len Trâu, kể lại việc nông dân di chuyển đàn trâu hằng mấy trăm con từ đồng bằng Hậu Giang ngập lụt lên vùng cao Ba Thê, Bảy Núi để dinh dưỡng; gần đây, 2003,  kết hợp với truyện Một cuộc biển dâuMùa len Trâu được Nguyễn võ Nghiêm Minh dựng thành phim hay, gây ấn tượng mạnh, với đàn trâu vĩ đại băng mình qua cảnh trời nước mênh mông, tựa một ngọn gió đen, như trong thơ Thanh Thảo :

Đàn trâu ngọn gió đen ào qua trảng cỏ...
(Những người đi tới biển, 1976)

                                                                   ***

Bài viết, theo dự tính, chấm dứt ở đây, thì tôi nhận được tạp chí Thư Quán Bản Thảo, New Jersey , Hoa Kỳ, số Xuân Kỷ Sửu, tập 35, ghi tháng 2-2009 (www.thuanquan.com) có truyện ngắn về trâu thật hay. Tác giả Trầm Mặc Hoa Huyền, một cái tên lạ, ở Kansas City, viết về trâu vô cùng ưu ái. Một đoạn chọi trâu vì giành nhau đồng cỏ, hào hứng :

Con Pháo và con Hổ chiến đấu tay đôi, còn những con theo yểm trợ thì mặt nghinh lên trời rống họng kêu nghé ngọ đi vòng quanh. Chúng cúi đầu mài sừng lia lịa nơi bờ ruộng hay các mô đất cao, hất bung đất cát văng lên tung tóe đầy trời. Từ hai thửa ruộng xa nhau, con Pháo và con Hổ dồn hết sức lực chạy băng về phía đối thủ. Bốn sừng đụng nhau cái “rốp” nghe đinh tai nhức óc, rồi gầm đầu xuống bốn chân lấy thế, dốc toàn lực đẩy đối phương. Sau đó lại dang ra, chạy một vòng như để lấy trớn rồi xáp vô đụng tiếp, gầm đầu đẩy, rồi ngẩn đầu lên dùng đôi sừng cong vút chém mạnh vào cổ vào đầu nhau. Bụi bay mù trời mịt đất”...
“Chúng chém nhau gần ba bốn tiếng đồng hồ mà vẫn bất phân thắng bại. Sau đó, con Pháo dường như đoán biết đối thủ tuy đã đuối sức nhưng vẫn còn hung hăng lắm nên nó giả đò thua chạy lùi lại. Thắng thế, con Hổ lấy hết sức nhảy qua mương, quyết tâm diệt địch. Không ngờ, con Pháo thừa cơ đối thủ vừa nhảy qua mương chân chưa kip chấm đất, nó quay đầu lại, dùng hết mười phần công lực húc một phát mạnh như vũ bão, khiến cho con Hổ rớt xuống mương, thân hình co quắp nửa trên bờ nửa dưới nước.”

Một đoạn khác, tả việc len trâu vào những ngày Tết “lùa trâu vào thả hoang trong rừng”. (Từ “len” Sơn Nam giải thích là thả hoang) :

Cứ lệ cuối năm (...) Trâu thả hoang đều tháo gỡ tất cả dây cột dàm, mũi ra để chúng được tự do đi lại và bảo vệ cho nhau khi bị bắt trộm hoặc thú dữ tấn công. Trâu bò là loài động vật khôn ngoan. Ban đêm chúng xếp thành đội hình để bảo đảm an toàn cho nhau trong lúc ngủ. Tất cả trâu nghé, trâu con đều dồn vào chính giữa như cái rốn, kế đến là trâu mẹ nằm bao xung quanh bảo vệ đàn con, rồi đến số trâu già, sau cùng là những con trâu đực tơ, khỏe mạnh kết thành một vòng đai lớn vừa canh chừng vừa chiến đấu với kẻ thù.”
(Truyện Con Trâu Pháo, tr. 99 và 101).
                                                                  
***

Người chân quê khề khà nói chuyện trâu không bao giờ đủ, không bao giờ hả. Cũng dựa vào cơ hội năm Kỷ Sửu mới nói được chuyện trâu bò thô lậu. Cuối cùng còn mượn dịp báo Tết, để chúc bạn đọc năm châu bốn biển một niên sức khỏe, an vui và tài lộc dồi dào :


Được tiền thì mua rượu
Rượu say rồi cưỡi trâu
Cưỡi trâu thế mà vững
Có ngã cũng không đau.


Lời hưng phấn này – mừng vui ngày Tết –  là thơ Trần Tế Xương.


Đặng Tiến
Orléans,  Tết Kỷ Sửu, 01-01-2009



Ghi chú ngoài lề :
1)      Trâu quá sá, mạ quá thì : thành ngữ không thấy có trong các từ điển chuyên môn . Đại từ điển tiếng Việt 1999 của Nguyễn Như Ý giảng không rõ. Sá là đường mòn ven núi, về sau có nghĩa là con đường nhỏ. Trâu quá sá là vượt quá đường cày, dẫm sang ruộng người khác. Từ đó, có trạng từ “quá xá”, Rồi “quá xá quà xa”.

2)      Gàu sòng : Pierre Gourou, trong Đất và Người tại Viễn Đông  (L’Homme et la Terre en Extrême Orient, nxb Armand Colin, 1940) cho biết : Một người dùng gàu sòng trong 7 tiếng có thể đưa một trăm thước khối nước lên 40 phân, với nhịp 22 gàu/phút. Muốn đưa một lớp nước 10 phân lên một mẫu, phải tát mười hai ngày (tr.64).

BÁN TÒA VĂN PHÒNG GẤP

BÁN TÒA VĂN PHÒNG GẤP
TẠI TRUNG HÒA CẦU GIẤY HÀ NỘI

Mẹo trị HO miễn phí

Mẹo trị HO miễn phí
Cho BÉ và NGƯỜI GIÀ

Mua nhà không sổ đỏ?

BÍ MẬT TUYỆT VỜI ĐŨA TRE

BÍ MẬT TUYỆT VỜI ĐŨA TRE
KHỎE TẠI NHÀ

Categories

Bí kíp cho bà mẹ trẻ

Bí kíp cho bà mẹ trẻ
Nhiều sữa hơn cho bé

Mua nhà Hà Nội đẹp, rẻ, an toàn

Mua nhà Hà Nội đẹp, rẻ, an toàn
Có ngân hàng bảo đảm

Tham khảo Tử vi năm ĐINH DẬU 2017

Tham khảo Tử vi năm ĐINH DẬU 2017
Chút tâm linh cho ai cần năm ĐINH DẬU 2017

Tại sao khi uống BIA

Tại sao khi uống BIA
anh em hay nghĩ đến PHỤ NỮ ĐẸP?

Muốn làm mọi thứ thế nào, vào Google và gõ cái này là ra

Muốn làm mọi thứ thế nào, vào Google và gõ cái này là ra
làm thế nào, sao phải hỏi

Khi NĐT chung cư chọn VITC để giảm tới 20%

Khi NĐT chung cư chọn VITC để giảm tới 20%
Tiền trần sàn giảm tới 20%

1.5 tỷ nhà ở luôn Q.Đống Đa,nhà mặt đất, ngõ rộng

1.5 tỷ nhà ở luôn Q.Đống Đa,nhà mặt đất, ngõ rộng
30tr/m2, sổ đỏ, mới hoàn thiện, phố Trường Chinh

Đại hội quảng cáo lớn nhất năm 2013

Đại hội quảng cáo lớn nhất năm 2013
Đại hội quảng cáo châu Á lần thứ 28 sau hơn 50 năm được tổ chức lần đầu tại Việt Nam tháng 11/2013 >> click ảnh trên