1. Vệ sinh thường xuyên bằng hóa chất tẩy rửa
Bạn
có thói quen cọ rửa sàn nhà, lau dọn đồ đạc mỗi ngày bằng hóa chất tẩy
rửa, điều này không tốt cho sức khỏe của bạn lâu dài. Các hóa chất vệ
sinh nhà tắm, nhà bếp... thường có chứa nhiều chất benzyl, polyetylen, hay sodium hypochlorite,
rất hại nếu sử dụng thường xuyên với hàm lượng cao. Bạn có thể sử dụng
chất tẩy rửa nhẹ hơn, ít tác dụng như washing soda, chanh hoặc giấm để
thay thế. Nếu bạn có thói quen rửa tay xà phòng, gel khô bất kỳ lúc nào
khi tiếp xúc với bất kỳ vật gì, bạn cũng nên hạn chế. Trừ khi bạn đang
làm việc trong môi trường đặc biệt đòi hỏi sự tiệt trùng cao như bệnh
viện, phòng nghiên cứu... Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng chất khử
trùng chứa triclosan có thể thúc đẩy vi khuẩn và kháng thuốc kháng sinh.
Hơn nữa, thực tế các nghiên cứu đã chỉ ra nếu bạn trì hoãn làm việc nhà
trong một ngày thực sự có thể khiến sức khỏe được cải thiện. Khi bạn
phải làm việc nhà sau một ngày làm việc dài mệt mỏi sẽ làm tăng cortisol
– hooc môn căng thẳng khiến cơ thể không thể phục hồi, khiến việc đã
mệt mỏi sau một ngày làm việc dài lại càng mệt mỏi hơn. Giải pháp trong
trường hợp này là các thành viên trong gia đình nên luân phiên nhau để
làm việc nhà. Ngoài ra hãy chắc chắn bạn có thời gian để thư giãn sau
một ngày dài.
2. Đánh răng sau mỗi bữa ăn
Bạn
cho rằng sau khi ăn cần đánh răng ngay để bảo vệ răng khỏi mảng bám
thức ăn. Nhưng mẹ của bạn đã nói với bạn chỉ nên đánh răng hai lần một
ngày - trước khi ăn sáng và trước khi đi ngủ. Hóa ra bà ấy đã đúng. Các
chuyên gia nha khoa cho rằng nếu đánh răng ngay sau bữa ăn sẽ không tốt
cho răng của bạn. Sự phân hủy của thức ăn trong miệng để lại một dư
lượng axit và làm suy yếu lớp men bảo vệ răng. Đánh răng khi men răng
yếu, khi đó bạn có thể loại bỏ các men vĩnh viễn, khiến răng ê buốt.
Thay vào đó bạn nên chờ đợi ít nhất một giờ sau bữa ăn. Nếu muốn đánh
bật thức ăn còn lại sau khi ăn, bạn có thể súc miệng bằng nước.
Làm thế nào để biết các thói quen có hại cho sức khỏe?
3. Tập thể dục quá sức
Cố
gắng hết sức là một điều tốt khi tập các hoạt động thể chất. Tuy vậy,
cơ thể cũng cần phải được nghỉ ngơi đúng mực, đặc biệt là đối với các
bài tập nặng. Các dấu hiệu cho thấy bạn đang tập quá sức có thể là về
tinh thần, thể chất như mệt mỏi, khó ngủ, giảm khả năng miễn dịch, đau
nhức cơ bắp và chấn thương. Để giữ cho việc luyện tập đúng cách, hãy tập
theo bài bản và nghỉ ngơi đầy đủ. Đôi lúc, ngồi thư giãn lại có lợi hơn
đến phòng tập.
4. Rửa mặt quá nhiều
Rửa
mặt quá nhiều sẽ làm lớp màng bảo vệ da mặt bị phá hủy thường xuyên,
khiến cho da bị kích thích nhiều hơn, dễ bị lão hóa. Hàng ngày chỉ nên
rửa mặt 3 lần vào các buổi: sáng, trưa, tối nên dùng ít xà phòng thơm.
5. Kỳ cọ quá mạnh khi tắm
Khi
tắm mà kỳ cọ quá mạnh sẽ làm tổn thương lớp da. Lớp da của tế bào biểu
mô này chỉ dày có 0,1mm đây là phòng tuyến bảo vệ tự nhiên ngăn cản vi
khuẩn gây bệnh và các tia gây hại cho cơ thể. Khi tắm kỳ cọ quá mạnh làm
tổn thương lớp da đó, vi trùng và các tia có hại dễ xâm nhập gây nên
bệnh viêm da, thậm chí bị lở loét và nhiễm trùng máu.
6. Chỉ uống khi khát
Hãy
nhớ, uống nước không thể đợi đến lúc khát mới uống, vì khi đó cơ thể
chúng ta đã mất đi một lượng nước khá lớn. Thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến
quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nếu cơ thể thiếu nước kéo dài có thể
dẫn đến tình trạng cô đặc máu, ảnh hưởng đến tim.
7. Bỏ qua giờ nghỉ trưa
Không
cần biết bạn bận rộn đến mức nào nhưng thói quen bỏ qua giờ nghỉ trưa
và chọn cách ăn uống nhanh tại bàn làm việc thật sự để lại những hệ lụy
xấu cho sức khỏe. Không nghỉ trưa không chỉ làm tăng mức độ căng thẳng
và việc ăn vội vã khi bạn không tập trung vào buổi trưa có thể dẫn đến
việc bạn ăn quá nhiều và đau dạ dày. Đây cũng là lúc làm tăng cơ hội
tiếp xúc với những vi khuẩn có hại. Các nghiên cứu đã chỉ ra nơi làm
việc có chứa hơn gấp 400 lần vi trùng so với mức trung bình trong nhà vệ
sinh. Bạn còn muốn ngồi ăn tại chỗ làm việc không?
8. Chỉ uống nước tinh khiết
Thói
quen dùng nước tinh khiết vì cho rằng nó sạch nhưng thực ra nếu uống
thường xuyên bạn có nguy cơ thiếu khoáng chất. Vì trong nước tinh khiết,
các khoáng chất đã được lọc bỏ cùng với tạp chất khác. Điều đó có nghĩa
là các khoáng chất cần thiết như magiê, canxi, kali, silic và sulfat
cũng bị loại khỏi nước. Các khoáng chất có nhiều vai trò trong cơ thể
chẳng hạn sản xuất tế bào và sửa chữa cơ năng lượng. Thay vào đó, bạn
chỉ nên thỉnh thoảng uống nước tinh khiết, còn lại nên uống nước lọc đun
lấy từ nguồn nước trong nhà bạn.
Thói quen dùng nước tinh khiết vì cho rằng nó sạch nhưng thực ra nếu uống thường xuyên bạn có nguy cơ thiếu khoáng chất.
9. Vừa tỉnh dậy lập tức ra khỏi giường
Jim
Horne, giáo sư Trung tâm nghiên cứu giấc ngủ, Đại học Loughborough
cho biết, vừa tỉnh dậy đã lập tức ra khỏi giường rất có thể
gây ra thay đổi đột ngột huyết áp, gây ra các bệnh như huyết
áp cao, trúng gió. Cần nằm 5 phút để vận động tứ chi và não
bộ rồi mới đứng dậy ra khỏi giường. Để làm giảm tổn thương cho
huyết quản gây ra bởi sự thay đổi áp lực lên huyết quản trước
và sau khi ngủ, các chuyên gia tư vấn như sau: Một là, sau khi
tỉnh dậy không được lập tức đứng dậy mà trước hết cần nằm
trên giường nửa phút. Hai là, sau khi ngồi dậy thì ngồi cạnh
giường nửa phút. Ba là, dựa vào cạnh giường đứng dậy nửa
phút rồi mới ra khỏi giường hoạt động. Mọi hoạt động diễn ra
từ từ như vậy sẽ làm cho các cơ quan của cơ thể thích ứng với
sự thay đổi, giảm nguy cơ ngã vật xuống do áp lực lên mạch
máu từ việc đứng dậy đột ngột gây ra.
Jim
Horne, giáo sư Trung tâm nghiên cứu giấc ngủ, Đại học Loughborough
cho biết, vừa tỉnh dậy đã lập tức ra khỏi giường rất có thể
gây ra thay đổi đột ngột huyết áp, gây ra các bệnh như huyết
áp cao, trúng gió. Ảnh minh họa
10. Bổ sung dinh dưỡng
Mọi
người thường bổ sung dinh dưỡng mà không thật sự hiểu mình có thiếu
hoặc thực sự cần chúng hay không. Và đôi khi, việc tăng cường chất dinh
dưỡng lại có tác dụng ngược lại, ví dụ, bổ sung quá nhiều vitamin A có
thể gây độc cho bào thai, vitamin C liều lượng lớn gây rối loạn đường
tiêu hóa, B6 có thể gây tổn thương thần kinh...
0 comments:
Đăng nhận xét