1. Thám tử “đám cưới”
Số lượng các công ty thám tử ngày càng gia tăng, và hiện có 15.000 công ty đang hoạt động tại Ấn Độ. Nhiều gia đình thuê thám tử tư để điều tra lý lịch con dâu/con rể tương lai trước khi tiến hành đám cưới.
|
“Đây không phải là chuyện bí mật soi mói đời tư, và không có ý gì xấu. Con rể tương lai nói anh ta xuất thân từ một gia đình tốt, nhưng chúng tôi là nhà gái cần phải thuê thám tử tư tìm hiểu để qua đó đảm bảo anh ta có nói đúng sự thật hay không”, BBC dẫn lời một bà mẹ Ấn Độ sắp sửa gả con gái cho biết.
2. Thanh tra “khạc nhổ”
Thành phố Mumbai mỗi ngày cử các "thanh tra khạc nhổ” khắp phố phường nhằm phát hiện, phạt nóng những người khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
Nhiều người Ấn Độ ở thành phố vẫn còn thích nhai trầu rồi khạc nhổ bã lung tung, gây ra các vết ố dơ trên tường hoặc đường phố, lề đường, ngoài ra chưa kể nhiều người "thích" khạc nhổ nước bọt lung tung nơi công cộng.
Nhiều tòa nhà, phương tiện giao thông công cộng có gắn biển cấm “đừng khạc nhổ bừa bãi”. Một số địa phương ở Ấn Độ còn tổ chức những chiến dịch chống lại khạc nhổ nơi công cộng.
BBC dẫn lời thẩm phán PB Majmudar thuộc Tòa án Tối cao Mumbai cho rằng: “Chúng tôi không thể tin rằng con người không khạc nhổ. Khạc nhổ đã là một phần tính cách của con người”.
3. Ngành công nghiệp "hàng rong" phát đạt
Các dịch vụ “hàng rong” trên vỉa hè trở thành một hình ảnh đặc trưng của Ấn Độ, buôn bán đủ loại hàng hóa và cung cấp đủ mọi dịch vụ: tiệm hớt tóc ráy tai, dịch vụ sửa giày tận nhà, thậm chí chữa trật khớp và bán đủ loại đồ ăn, thức uống…
Dịch vụ ráy tai vỉa hè ở Ấn Độ - Ảnh chụp màn hình video của BBCNhiều người lo ngại rằng truyền thống “hàng rong” có từ lâu nay ở Ấn Độ đang bị đe dọa vì chính quyền ở nhiều nơi muốn dọn các quán “hàng rong” khỏi vỉa hè. |
4. Làm ơn bấm còi xin đường
Đa số các đuôi xe tải và xe chở hành khách đều có sơn dòng chữ "Horn OK, please" (ảnh), tức làm ơn bóp còi xin đường.
Bóp còi xe giúp các xe phía sau xin đường và qua mặt xe phía trước dễ dàng, và nhiều tài xế lạm dụng còi xe nên tiếng còi xe inh ỏi là một trong số những âm thanh đặc trưng của đường phố Ấn Độ.
|
Một tài xế xe tải Ấn Độ cho BBC biết ông bóp còi ít nhất 150 lần/ngày, và lúc kẹt xe thì cứ 30 giây bóp còi một lần.
Cảnh sát ở thành phố Bangalore, Ấn Độ thì dùng những “cảnh sát giao thông bù nhìn” bằng bìa cứng, nhằm giúp người dân tuân thủ luật giao thông tại đây.
5. Đi đâu cũng thấy ghế nhựa
Một điều lạ lùng là hầu như nhà nào ở Ấn Độ cũng sở hữu ít nhất một cái ghế nhựa. Và ghế nhựa được người dân Ấn Độ ưa chuộng hơn so với các loại ghế khác, giúp ngành nhựa nước này phát triển.
|
6. Tăng cân là khỏe
Tăng cân, một dấu hiệu được nhiều người Ấn Độ cho rằng đó là người có sức khỏe dồi dào, “ăn sung mặc sướng”. Ngoài những câu nói xã giao thông thường, người Ấn Độ trầm trồ khen nhau: “Ồ, anh tăng cân à!”.
Mặc dù hàng triệu người Ấn Độ còn sống nghèo đói, trẻ em suy dinh dưỡng nhưng đa số người ở thành thị đều phát phì, nhất là ngày càng nhiều người đàn ông có bụng phệ.
7. Không mặc quần áo mới trong ngày thứ bảy
Ấn Độ là nơi sản sinh ra nhiều nhà khoa học và kỹ sư giỏi, nhưng cũng có lắm người mê tín.
Chẳng hạn, nhiều người Ấn tin rằng họ sẽ gặp xui xẻo nếu mặc quần áo mới vào ngày thứ bảy, dọn dẹp nhà cửa vào buổi tối, cho/nhận bất kỳ thứ gì bằng tay trái…
Ớt và chanh được treo trong xe hơi để xua đuổi tà ma, và nhiều máy bay không có ghế số 13 vì theo quan niệm xứ này, nó là con số không may mắn.
8. Báo in thống lĩnh thị trường
Trong khi nhiều quốc gia châu Âu cho rằng báo in đang sắp tới ngày tàn, thì báo in ở Ấn Độ lại rất phát triển.
Trình độ học vấn ngày càng tăng, nhưng ít người Ấn Độ có khả năng tiếp cận internet cộng với nhiều thứ tiếng địa phương khác nhau, nên nhiều người muốn mua đọc tờ báo địa phương mình để nắm tin tức hằng ngày.
Giá một tờ báo không quá đắt, giúp tăng cường việc đọc báo nắm bắt thêm thông tin ở mọi tầng lớp xã hội Ấn Độ.
|
Bên cạnh đó, ngày càng nhiều tờ báo địa phương ra đời bởi vì kinh tế phát triển, và các doanh nghiệp muốn quảng cáo nhiều hơn trên báo để giới thiệu sản phẩm của họ đến nhiều người.
Tiền thu quảng cáo giúp nhiều tờ báo nhỏ Ấn Độ “sống khỏe”, thậm chí phát đạt. Ngoài ra, người dân Ấn Độ còn có thể mua báo in và tạp chí cũ, để tiết kiệm.
9. Một quốc gia trẻ
Ấn Độ là một quốc gia trẻ, với trên phân nửa trong số dân 1,2 tỉ người có độ tuổi dưới 25 và 2/3 dân số dưới 35 tuổi.
Dân số trẻ không chỉ cung cấp một nguồn lực lao động dồi dào chất xám mà còn tăng tỉ lệ tiêu thụ hàng hóa trong nước giúp Ấn Độ trở thành một địa điểm đầu tư hấp dẫn đối với các doanh nghiệp nước ngoài.
0 comments:
Đăng nhận xét