GIỚI THIỆU G.A.O
Tổ chức Liên minh toàn cầu (Tên giao dịch quốc tế: Global Alliance Organization, Tên viết tắt: G.A.O) được thành lập theo quyết định số 07/14/QĐ-VACD của Hội Các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam* (Vietnam Association of Corporate Directors - VACD). G.A.O là một tổ chức liên minh, kết nối thương mại trên khắp thế giới. Hoạt động của G.A.O nhằm mục đích mở ra các cơ hội hợp tác kinh doanh, xúc tiến thương mại và đầu tư trên phạm vi toàn cầu.
G.A.O hoạt động dựa trên triết lý “Kết nối để thành công”. G.A.O tin rằng, bằng việc tạo dựng được một mạng lưới đối tác rộng khắp, liên minh, kết nối trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, hoạt động vì lợi ích song phương, đa phương, các đơn vị, doanh nghiệp sẽ tạo ra giá trị cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, cùng nhau đạt được thành công bền vững.
*Hội Các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Association of Corporate Directors, Tên viết tắt: VACD), được thành lập theo quyết định số 745/QĐ-BNV của Bộ Nội Vụ ngày 4 tháng 7 năm 2007. VACD là tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự nguyện của các nhà quản trị doanh nghiệp và các cá nhân, tổ chức Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp. Mục đích hoạt động của Hội nhằm xây dựng và phát triển hệ thống chuẩn mực và nguyên tắc quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam, phù hợp với thông lệ quốc tế; xây dựng đội ngũ các nhà quản trị; nâng cao năng lực quản trị, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; tạo diễn đàn chia sẻ các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm trong nước và quốc tế về quản trị doanh nghiệp; bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng và hợp pháp của các doanh nghiệp; đề xuất với Nhà nước ban hành các chính sách liên quan đến quản trị, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý doanh nghiệp.
SỨ MỆNH G.A.O
Tổ chức liên minh toàn cầu (G.A.O) ra đời với sứ mệnh phát triển một cộng đồng kết nối, liên minh toàn cầu, mở ra các cơ hội hợp tác kinh doanh, xúc tiến thương mại, từ đó khai thác triệt để sức mạnh hợp lực của các tổ chức, cá nhân nhằm tạo ra sự thịnh vượng cho tất cả các thành viên của liên minh, cũng như đóng góp vào sự phát triển chung của toàn xã hội.
CHỨC NĂNG CỦA G.A.O
• Phát triển cộng đồng kết nối, liên minh toàn cầu.
• Mở ra các cơ hội hợp tác kinh doanh, xúc tiến thương mại và đầu tư trên phạm vi toàn cầu.
• Diễn đàn kinh tế toàn cầu.
• Thiết lập các mối giao tiếp quốc tế và sự hiểu biết tương hỗ giữa các giới, các tổ chức kinh tế để trên cơ sở đó “Phát triển kinh tế toàn cầu gắn liền với an sinh xã hội và bảo vệ môi trường".
• Trợ giúp kỹ thuật và huấn luyện cho đơn vị, doanh nghiệp đang phát triển.
• Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác.
CÁC NGUYÊN TẮC CỦA G.A.O
G.A.O hoạt động dựa trên một bộ các luật lệ và quy tắc, bao gồm các quy định, thỏa thuận, hợp đồng, phụ lục, quyết định và giải thích khác nhau điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề. Tuy vậy, tất cả các văn bản đó đều được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của G.A.O:
• Liên minh tạo lập giá trị trên nền tảng hệ sinh thái.
• Nguyên tắc thống nhất trong sự đa dạng.
• Nguyên tắc cân bằng - hợp lý trong tự do hóa thương mại.
CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA G.A.O
Tất cả các thành viên G.A.O đều có thể tham gia vào các hội đồng, các ban của G.A.O, ngoại trừ Hội đồng minh bạch thương mại, các Ban Hội thẩm Giải quyết Tranh chấp và các ban đặc thù.
Cấp cao nhất: Hội nghị Chủ tịch G.A.O
Cơ quan quyền lực cao nhất của G.A.O là Hội nghị Chủ tịch diễn ra ít nhất ba năm một lần. Hội nghị có sự tham gia của tất cả các lãnh đạo, chủ tịch G.A.O tại các quốc gia và vùng lãnh thổ. Hội nghị Chủ tịch có thể ra quyết định đối với bất kỳ vấn đề nào trong các thỏa ước thương mại đa phương, các hiệp định hợp tác liên minh của G.A.O.
Cấp thứ hai: Đại Hội đồng
Công việc hàng ngày của G.A.O được đảm nhiệm bởi 4 cơ quan:
• Đại Hội đồng.
• Hội đồng Xúc tiến thương mại.
• Hội đồng Giải quyết Tranh chấp.
• Hội đồng Minh bạch Thương mại.
Tuy tên gọi khác nhau, nhưng thực tế thành phần của bốn cơ quan đều giống nhau, đều bao gồm đại diện (thường là các Thành viên thường trực, các lãnh đạo, đại diện cấp cao nhất của các Liên minh) thuộc tất cả các nước thành viên. Điểm khác nhau giữa chúng là chúng được nhóm họp để thực hiện các chức năng khác nhau của G.A.O.
Đại Hội đồng
Là cơ quan ra quyết định cao nhất của G.A.O, được nhóm họp thường xuyên. Đại Hội đồng bao gồm đại diện (thường là Ban lãnh đạo, các Thành viên thường trực) của G.A.O tại tất các các nước thành viên và có thẩm quyền quyết định nhân danh hội nghị Chủ tịch (vốn chỉ nhóm họp hai năm một lần) đối với tất cả các công việc của G.A.O.
Hội đồng Xúc tiến thương mại
Chịu trách nhiệm chính trong việc xúc tiến thương mại, thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư toàn cầu, xây dựng các thỏa thuận thương mại khu vực và các vấn đề quản lý khác.
Hội đồng này có các cơ quan cấp dưới (các ủy ban và các tiểu ban) để thực thi các công việc cụ thể trong từng lĩnh vực (Thương mại hàng hóa, thương mại Dịch vụ, Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ..v..v..).
Hội đồng Giải quyết Tranh chấp
Được nhóm họp để xem xét và phê chuẩn các phán quyết về giải quyết tranh chấp do Ủy Ban bảo vệ thương mại G.A.O đệ trình.
Hội đồng Minh bạch Thương mại
Được nhóm họp để thực hiện việc rà soát các cơ chế phối hợp thương mại của G.A.O tại các quốc gia, vùng lãnh thổ; thẩm định, làm rõ hoạt động hay sản phẩm, dịch vụ, cơ chế thương mại hiện hành của các Thành viên thường trực G.A.O (hoặc các đơn vị, doanh nghiệp thành viên G.A.O trong các trường hợp được đề xuất).
Cấp thứ ba: Tổ chức G.A.O tại các quốc gia
• Tại Việt Nam
•Tại các quốc gia khác:
Cơ cấu tổ chức tương tự như tại Việt Nam. Tuy nhiên tại mỗi quốc gia có thể khác nhau cơ quan chủ quản, hoặc cơ quan cấp dưới như việc bổ sung các ủy ban và các tiểu ban (hay các nhóm công tác) để thực thi các công việc cụ thể trong từng lĩnh vực.
0 comments:
Đăng nhận xét