Khi du lịch tại Nhật Bản, người Việt chi tiêu thuộc hàng cao nhất trong các nước...
Đại diện doanh nghiệp Việt - Nhật gặp gỡ tại một hội thảo xúc tiến đầu tư.
HẢI CHÂU
Trong vài năm trở lại đây, ngày càng nhiều nhà kinh doanh Nhật muốn nắm bắt nhu cầu tiêu thụ của người dân Việt Nam.
Nếu nhìn vào sự thay đổi lượng lớn người Việt du lịch tới Nhật Bản gần đây, có thể thấy được phần nào khả năng tiêu thụ của thị trường Việt Nam.
Theo báo cáo của Cục Du lịch quốc gia Nhật Bản, lượng người Việt đến thăm Nhật năm 2015 là 185.000 người, tăng 50% so với số liệu năm 2014 - tỉ lệ cao nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Đáng chú ý, khi du lịch tại Nhật Bản, một người Việt chi tiêu cho chuyến đi trung bình 237.688 Yên, cũng là con số thuộc hàng cao nhất trong các nước ghé thăm xứ sở Mặt trời mọc.
Và theo Cục Du lịch quốc gia Nhật Bản, người Việt đến Nhật chi tiêu rất nhiều cho mua sắm, tập trung chủ yếu vào các mặt hàng mỹ phẩm, quần áo Uniqlo, sản phẩm điện tử, smartphone…
Chính phủ Nhật Bản đang hướng tới mục tiêu tăng lượng khách du lịch lên con số 40 triệu người so với hiện tại. Điều này khiến cho việc xin visa du lịch Nhật Bản đối với người Việt trở nên dễ hơn.
Trong bối cảnh như vậy, các doanh nghiệp Nhật đang bắt đầu hướng tầm mắt vào “quốc gia tiêu thụ” Việt Nam.
Song tiến vào thị trường Việt Nam không phải là điều dễ dàng. Với nhiều kinh nghiệm trong việc nghiên cứu và tư vấn cho các doanh nghiệp Nhật Bản, người viết mong muốn chia sẻ một số điều cần thiết giúp cho nhà kinh doanh hoạt động tại thị trường đầy tiềm năng này.
Trước hết là vấn đề lưu thông hàng hóa. Người tiêu dùng Việt Nam thường không chọn những cửa hiệu lớn mà lui tới các cửa hàng nhỏ trong vùng. Mặt khác, các cửa hàng tiện lợi, mua bán qua Internet cũng đang phát triển nhanh chóng, hệ thống cửa hàng, khu thương mại hai miền Nam - Bắc khá khác biệt, nên việc xây dựng hệ thống kênh phân phối hàng hóa còn tương đối phức tạp.
Nhìn tổng thể, các mặt hàng doanh nghiệp Nhật kinh doanh tại Việt Nam thường hướng tới tầng lớp trung và thượng lưu. Nhưng có rất nhiều công ty đang phải suy nghĩ: nên bán hàng ở đâu để hàng hóa tới tay người tiêu dùng hiệu quả nhất?
Nhiều doanh nghiệp Nhật hiện nay kỳ vọng đối tác Việt Nam xây dựng các hệ thống lưu thông mặt hàng hiệu quả nhắm tới phân khúc người tiêu dùng đã xác định, chứ không phải bày bán trên tất cả các kênh phân phối hàng hóa (nói cách khác là các cửa hàng với nhiều hình thái kinh doanh khác nhau).
Tiếp theo là vấn đề marketing. Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản nhận thức rằng để người dân Việt biết tới sản phẩm, họ phải vận dụng hiệu quả việc quảng cáo trên Facebook hoặc truyền miệng. Tuy nhiên, ngay từ đầu, cách sử dụng Internet của Nhật Bản và Việt Nam đã khác nhau, vấn đề ngôn ngữ cũng là một trở ngại, và nhiều nhà kinh doanh đã không chuẩn bị đầy đủ các kỹ năng nhằm thực hiện chiến lược marketing hiệu quả tại Việt Nam.
Chính vì vậy, dù mỗi sản phẩm có đặc trưng khác nhau, các nhà kinh doanh Nhật Bản phải cần tới sự hỗ trợ, những lời khuyên của doanh nghiệp Việt để biết được điều này, từ đó dễ dàng thâm nhập vào thị trường Việt Nam hơn.
Cuối cùng là cách giao tiếp. Đây là vấn đề về mặt ngôn ngữ nhưng lớn hơn, nó là việc thấu hiểu lẫn nhau. Mỗi doanh nghiệm khi thiết lập kế hoạch hay sản xuất mặt hàng, sản phẩm nào đó cần hiểu rõ suy nghĩ và chiến lược của chính họ, đồng thời tìm kiếm các cộng sự Việt đáng tin cậy nhằm giao phó một số công việc quan trọng trong kinh doanh.
Những doanh nghiệp Việt Nam có khả năng áp dụng phương thức giao tiếp chi tiết như việc đi từ xác định vấn đề hiện tại của công ty là gì, tình hình phát triển công ty, biết được doanh nghiệp Nhật cần tới sự hỗ trợ gì…, sẽ có ích rất nhiều cho hoạt động kinh doanh của phía Nhật Bản.
Người Việt Nam luôn có cái nhìn thiện cảm với người Nhật Bản, cũng như các nhà kinh doanh người Nhật luôn nhận thấy sự thân thiện của người Việt Nam và một thị trường thu hút đầy tiềm năng. Bởi vậy, nếu các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng được 3 điều kiện nêu trên, nhằm giúp đỡ doanh nghiệp Nhật Bản tiến vào khai thác, đầu tư tại thị trường Việt Nam, chắc chắn sẽ mở thêm nhiều cơ hội giao thương giữa hai nước trong tương lai không xa.
Nếu nhìn vào sự thay đổi lượng lớn người Việt du lịch tới Nhật Bản gần đây, có thể thấy được phần nào khả năng tiêu thụ của thị trường Việt Nam.
Theo báo cáo của Cục Du lịch quốc gia Nhật Bản, lượng người Việt đến thăm Nhật năm 2015 là 185.000 người, tăng 50% so với số liệu năm 2014 - tỉ lệ cao nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Đáng chú ý, khi du lịch tại Nhật Bản, một người Việt chi tiêu cho chuyến đi trung bình 237.688 Yên, cũng là con số thuộc hàng cao nhất trong các nước ghé thăm xứ sở Mặt trời mọc.
Và theo Cục Du lịch quốc gia Nhật Bản, người Việt đến Nhật chi tiêu rất nhiều cho mua sắm, tập trung chủ yếu vào các mặt hàng mỹ phẩm, quần áo Uniqlo, sản phẩm điện tử, smartphone…
Chính phủ Nhật Bản đang hướng tới mục tiêu tăng lượng khách du lịch lên con số 40 triệu người so với hiện tại. Điều này khiến cho việc xin visa du lịch Nhật Bản đối với người Việt trở nên dễ hơn.
Trong bối cảnh như vậy, các doanh nghiệp Nhật đang bắt đầu hướng tầm mắt vào “quốc gia tiêu thụ” Việt Nam.
Song tiến vào thị trường Việt Nam không phải là điều dễ dàng. Với nhiều kinh nghiệm trong việc nghiên cứu và tư vấn cho các doanh nghiệp Nhật Bản, người viết mong muốn chia sẻ một số điều cần thiết giúp cho nhà kinh doanh hoạt động tại thị trường đầy tiềm năng này.
Trước hết là vấn đề lưu thông hàng hóa. Người tiêu dùng Việt Nam thường không chọn những cửa hiệu lớn mà lui tới các cửa hàng nhỏ trong vùng. Mặt khác, các cửa hàng tiện lợi, mua bán qua Internet cũng đang phát triển nhanh chóng, hệ thống cửa hàng, khu thương mại hai miền Nam - Bắc khá khác biệt, nên việc xây dựng hệ thống kênh phân phối hàng hóa còn tương đối phức tạp.
Nhìn tổng thể, các mặt hàng doanh nghiệp Nhật kinh doanh tại Việt Nam thường hướng tới tầng lớp trung và thượng lưu. Nhưng có rất nhiều công ty đang phải suy nghĩ: nên bán hàng ở đâu để hàng hóa tới tay người tiêu dùng hiệu quả nhất?
Nhiều doanh nghiệp Nhật hiện nay kỳ vọng đối tác Việt Nam xây dựng các hệ thống lưu thông mặt hàng hiệu quả nhắm tới phân khúc người tiêu dùng đã xác định, chứ không phải bày bán trên tất cả các kênh phân phối hàng hóa (nói cách khác là các cửa hàng với nhiều hình thái kinh doanh khác nhau).
Tiếp theo là vấn đề marketing. Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản nhận thức rằng để người dân Việt biết tới sản phẩm, họ phải vận dụng hiệu quả việc quảng cáo trên Facebook hoặc truyền miệng. Tuy nhiên, ngay từ đầu, cách sử dụng Internet của Nhật Bản và Việt Nam đã khác nhau, vấn đề ngôn ngữ cũng là một trở ngại, và nhiều nhà kinh doanh đã không chuẩn bị đầy đủ các kỹ năng nhằm thực hiện chiến lược marketing hiệu quả tại Việt Nam.
Chính vì vậy, dù mỗi sản phẩm có đặc trưng khác nhau, các nhà kinh doanh Nhật Bản phải cần tới sự hỗ trợ, những lời khuyên của doanh nghiệp Việt để biết được điều này, từ đó dễ dàng thâm nhập vào thị trường Việt Nam hơn.
Cuối cùng là cách giao tiếp. Đây là vấn đề về mặt ngôn ngữ nhưng lớn hơn, nó là việc thấu hiểu lẫn nhau. Mỗi doanh nghiệm khi thiết lập kế hoạch hay sản xuất mặt hàng, sản phẩm nào đó cần hiểu rõ suy nghĩ và chiến lược của chính họ, đồng thời tìm kiếm các cộng sự Việt đáng tin cậy nhằm giao phó một số công việc quan trọng trong kinh doanh.
Những doanh nghiệp Việt Nam có khả năng áp dụng phương thức giao tiếp chi tiết như việc đi từ xác định vấn đề hiện tại của công ty là gì, tình hình phát triển công ty, biết được doanh nghiệp Nhật cần tới sự hỗ trợ gì…, sẽ có ích rất nhiều cho hoạt động kinh doanh của phía Nhật Bản.
Người Việt Nam luôn có cái nhìn thiện cảm với người Nhật Bản, cũng như các nhà kinh doanh người Nhật luôn nhận thấy sự thân thiện của người Việt Nam và một thị trường thu hút đầy tiềm năng. Bởi vậy, nếu các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng được 3 điều kiện nêu trên, nhằm giúp đỡ doanh nghiệp Nhật Bản tiến vào khai thác, đầu tư tại thị trường Việt Nam, chắc chắn sẽ mở thêm nhiều cơ hội giao thương giữa hai nước trong tương lai không xa.
tags:Các lưu ý cho Doanh nghiệp Nhật khi muốn vào thị trường Việt Nam,làm thế nào hàng ngày,làm thế nào
0 comments:
Đăng nhận xét