Thứ Ba, 21 tháng 6, 2016



Vải còn gọi là lệ chi, có thể ăn tươi hay sấy khô. Hạt vải (lệ chi hạch) thái mỏng phơi hay sấy khô được dùng làm thuốc. Trong hạt vải có tanin, độ tro, chất béo. Theo Đông y, hạt vải vị ngọt chát, tính ôn, có tác dụng tán hàn, chữa tiêu chảy ở trẻ em. Để chữa mụn nhọt, lấy múi vải giã nát với ô mai, tạo thành cao đắp lên mụn; hoặc lấy 5-7 múi vải giã nát với ít hồ nếp, dàn thành miếng cao, dán lên nơi mụn nhọt.
Hiện nay, vải đã vào mùa và được bày bán nhiều ở khắp mọi nơi. Vải là loại quả ngọt, dễ ăn, có tác dụng chữa bệnh tốt. Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều trong một lúc, có thể gây nóng, rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể, gây hiện tượng dị ứng.
Phần áo hạt vải thường gọi là múi vải, thành phần chủ yếu là đường, ngoài ra có vitamin A, B, C. Vitamin A và vitamin B chỉ có trong múi vải tươi. Múi vải cũng là một vị thuốc trong Đông y, vị ngọt chua, tính bình, có tác dụng dưỡng huyết, giảm cơn khát, chữa những bệnh mụn nhọt. Ngoài ra, người ta còn dùng hoa vải, vỏ thân và rễ cây vải sắc lấy nước dùng súc miệng có thể chữa viêm miệng và đau răng.
Tuần hoàn máu: Cùi quả vải có chứa nhiều hợp chất hữu ích giúp máu tuần hoàn. Nếu ăn vải thường xuyên sẽ giúp máu tuần hoàn tốt, tốt cho người bị suy nhược. Cùi vải khô là thuốc bổ nguyên khí có lợi cho sức khỏe phụ nữ và nhóm người cao niên. Theo nghiên cứu thì vải có tác dụng hạn chế tắc nghẽn mạch máu, phá hủy tế bào và giảm nguy cơ đột quỵ hơn 50%.
Giảm đau: Để giảm đau người ta dùng hạt quả vải to, bổ đôi, đồ qua nước sôi rồi phơi khô, có tác dụng giảm đau, sưng tinh hoàn, hệ thống thần kinh, dạ dầy, thoát vị bẹn, giảm sưng các tuyến trong cơ thể.
Tốt cho tiêu hóa: Vải là loại quả chứa nhiều chất xơ nên có tác dụng rất tốt cho hệ thống tiêu hóa, hạn chế nguy cơ mắc bệnh táo bón, tiêu chảy.
Chữa đau răng, mụn nhọt: Dùng múi vải giã nát đắp lên vùng đau, bổ sung hồ nếp cán thành cao dán lên mụn nhọt.
Ngăn ngừa ung thư: Trong quả vải thiều chứa chất flavonoid có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ. Ngoài flavonoid, trong quả vải còn chứa các loại vitamin C, đây là nguồn dưỡng chất mà cơ thể không thể sản xuất được, có tác dụng giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh ung thư
Ngoài ra nó còn tốt cho xương, da và các mô cơ thể giúp ngăn ngừa các chứng bệnh như cảm lạnh, sốt, viêm họng, giảm đau.


Các đơn thuốc dùng múi vải và hạt vải:

- Chữa nấc: Vải cả quả đốt thành than, tán bột, hòa với nước nóng uống.
- Chữa đau răng: Vải cả quả thêm ít muối, đốt thành than, nghiền nhỏ, xát vào chỗ răng đau.
- Chữa tinh hoàn sưng đau: Hạt vải đốt thành than, nghiền nhỏ, hòa với rượu cho uống ngày 4-6 g. Hoặc: Hạt vải, trần bì, hồi hương 3 vị bằng nhau, tán nhỏ, ngày uống 4-6 g.
Có người sau khi ăn quả vải bị nôn nao, nổi mề đay, đau bụng, nôn mửa... Các triệu chứng đó không phải do vải mà do một loại nấm sống ở những núm quả vải bị dập nát, úng thối gây ra. 
Lưu ý:  Các triệu chứng thường thấy là buồn nôn, mồ hôi ra nhiều, khát, khô miệng, mệt mỏi và ở thể nặng có thể gây nhức đầu, mê man, nhất là trẻ nhỏ và nhóm người mắc bệnh tiểu đường. Các triệu chứng đó không phải do vải mà do một loại nấm sống ở những núm quả vải bị dập nát, úng thối gây ra. Vì vậy, khi ăn vải nên chọn những quả còn tươi, không bị dập nát.

Ăn nhiều quả vải mùa nóng lợi hay hại?

Vải thiều có hàm lượng đường cao, giàu acid hữu cơ, các muối khoáng Ca, Fe, P, các vitamin B1, B2, C. Ngoài việc dùng ăn tươi, vải có thể phơi khô ăn thay đường cũng rất bổ dưỡng.
Các sách thuốc cổ có ghi: “Thường xuyên ăn vải sẽ bổ não, ích trí, khai vị, lợi tỳ, rất tốt cho người mới ốm dậy, suy nhược, gầy yếu; dưỡng da làm đẹp nhan sắc, chữa được nhiều bệnh.
Cùi vải phơi khô là thuốc bổ nguyên khí, rất có lợi cho sức khỏe của người cao tuổi và phụ nữ”.
Tuy nhiên, vì hàm lượng đường cao nên ăn nhiều dễ làm tăng đường huyết nhanh, điều này rất không có lợi cho những người mệt mỏi do bệnh tiểu đường. Trẻ em cũng không nên ăn nhiều dễ sinh mụn nhọt, mỗi lần chỉ nên ăn khoảng 100g vải tươi( 5-6 quả).
Đến mùa vải thiều, chúng ta có thể sấy vải để dành thành một loại đặc sản ăn rất hay vào mùa đông, hoặc nấu vải thành một loại giải khát, cách làm như sau:
- Cùi vải (đã bỏ vỏ và hạt): 1kg
- Đường trắng: 300g
- Nước cốt chanh: khoảng 10-15 quả
Đun sôi khoảng 2lít nước cùng đường và nước cốt chanh, khi sôi thả cùi vải vào đun tiếp 5-10 phút. Chia cùi vải đều ra các lọ, rót nóng dịch đường vào các lọ rồi đậy nắp đun cách thủy 15-20phút, làm nguội, cất tủ lạnh dùng dần.
tags: Cây quả Việt: mùa vải và những điều nên biết về quả vải, tác dụng của quả vải,làm thế nào hàng ngày,làm thế nào

0 comments:

Đăng nhận xét

BÁN TÒA VĂN PHÒNG GẤP

BÁN TÒA VĂN PHÒNG GẤP
TẠI TRUNG HÒA CẦU GIẤY HÀ NỘI

Mẹo trị HO miễn phí

Mẹo trị HO miễn phí
Cho BÉ và NGƯỜI GIÀ

Mua nhà không sổ đỏ?

BÍ MẬT TUYỆT VỜI ĐŨA TRE

BÍ MẬT TUYỆT VỜI ĐŨA TRE
KHỎE TẠI NHÀ

Categories

Bí kíp cho bà mẹ trẻ

Bí kíp cho bà mẹ trẻ
Nhiều sữa hơn cho bé

Mua nhà Hà Nội đẹp, rẻ, an toàn

Mua nhà Hà Nội đẹp, rẻ, an toàn
Có ngân hàng bảo đảm

Tham khảo Tử vi năm ĐINH DẬU 2017

Tham khảo Tử vi năm ĐINH DẬU 2017
Chút tâm linh cho ai cần năm ĐINH DẬU 2017

Tại sao khi uống BIA

Tại sao khi uống BIA
anh em hay nghĩ đến PHỤ NỮ ĐẸP?

Muốn làm mọi thứ thế nào, vào Google và gõ cái này là ra

Muốn làm mọi thứ thế nào, vào Google và gõ cái này là ra
làm thế nào, sao phải hỏi

Khi NĐT chung cư chọn VITC để giảm tới 20%

Khi NĐT chung cư chọn VITC để giảm tới 20%
Tiền trần sàn giảm tới 20%

1.5 tỷ nhà ở luôn Q.Đống Đa,nhà mặt đất, ngõ rộng

1.5 tỷ nhà ở luôn Q.Đống Đa,nhà mặt đất, ngõ rộng
30tr/m2, sổ đỏ, mới hoàn thiện, phố Trường Chinh

Đại hội quảng cáo lớn nhất năm 2013

Đại hội quảng cáo lớn nhất năm 2013
Đại hội quảng cáo châu Á lần thứ 28 sau hơn 50 năm được tổ chức lần đầu tại Việt Nam tháng 11/2013 >> click ảnh trên