Cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela cùng vợ là bà Winnie xuất hiện trước công chúng ngay sau khi được trả tự do vào ngày 11.2.1990 |
Một người dân Nam Phi giơ cao tờ báo đưa tin ông Mandela được trả tự do vào ngày 11.2.1990. Hai ngày sau đó, hơn 100.000 người đã tụ tập trên đường phố để ăn mừng |
Ông Mandela gặp gỡ ông Oliver Tambo lần đầu tiên sau 28 năm bị giam cầm vào tháng 3.1990. Hồi năm 1980, ông Tambo đã phát động một chiến dịch quốc tế chống phân biệt chủng tộc và đấu tranh đòi thả tự do cho ông Mandela |
Bà Winnie cùng ông Mandela ra thăm mộ gia đình chồng ở làng Qunu hồi 26.4.1990 |
Ông Nelson Mandela và bà Winnie trong lần xuất hiện vào ngày 8.6.1990 |
Ông Mandela và bà Winnie vẫy chào người dân Pháp nhân chuyến thăm thủ đô Paris hồi tháng 6.1990. Sau khi được trả tự do, ông Mandela đã thực hiện một chuyến công du quốc tế |
Ông Mandela được hàng chục ngàn người chào đón tại khu Harlem, thành phố New York, vào ngày 21.6.1990 |
Ông Mandela đón nhận sự tán dương từ các thành viên Liên Hiệp Quốc trong một buổi phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào ngày 22.6.1990 |
Ông Mandela và cựu Tổng thống Mỹ George Bush tại Nhà Trắng vào ngày 25.6.1990 |
Ông Nelson Mandela được Thủ tướng Anh Margarat Thatcher tiếp đón vào ngày 4.7.1990 |
Ông Mandela bế cháu trai Bambata khi quay về lại Nam Phi sau chuyến công du thế giới vào ngày 9.11.1990 |
Ông Mandela thăm phòng giam mà ông từng ở trong suốt 18 năm tại nhà tù đảo Robben vào ngày 11.2.1994 Ông Mandela và ông F.W. de Klerk cùng nắm tay nhau vào ngày 10.5.1994. Ông de Klerk là lãnh đạo cuối cùng của Nam Phi trong thời apartheid và là người từng nhận giải Nobel Hòa bình với Nelson Mandela. Vào năm 1990, một năm sau khi trở thành Tổng thống Nam Phi, ông de Klerk đã thông báo hợp pháp hóa đảng Đại hội Dân tộc châu Phi của ông Mandela và trả tự do cho người hùng dân tộc Nam Phi. Ông nhận giải Nobel Hòa bình cùng với ông Mandela nhờ những sáng kiến cải cách cũng như cuộc thương thuyết chuyển giao quyền lực |
Ông Mandela trong một cuộc vận động tranh cử tổng thống tại thành phố vào ngày 15.3.1994 |
Ông Mandela đắc cử tổng thống Nam Phi trong cuộc bầu cử đa sắc tộc đầu tiên trong lịch sử nước này vào năm 1994. Ảnh chụp ông Mandela đang tuyên thệ nhậm chức hồi tháng 5.1994 để trở thành vị tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi |
Cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela đập đá tại khu vực lao động thuộc nhà tù trên đảo Robben, nơi ông bị giam giữ suốt 18 năm, vào ngày 10.2.1995 |
Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela nhận lại đôi ủng kiểu nhà binh vào ngày 12.12.1995. Ông đã bỏ lại đôi ủng này tại Tanzania hơn 3 thập kỷ trong thời gian hoạt động bí mật |
Ông Mandela tổ chức sinh nhật lần thứ 78 của mình với hơn 2.000 trẻ khuyết tật ở tỉnh KwaZulu Natal vào ngày 19.7.1996 |
Ông Mandela và Nữ hoàng Anh Elizabeth trong một cỗ xe ngựa chạy bên ngoài Điện Buckingham Palace vào ngày 9.7.1996 |
Ông Mandela đón nhận tiếng vỗ tay nhiệt liệt trong một buổi lễ đặc biệt được tổ chức ở trường Đại học danh tiếng Harvard (Mỹ) nhằm vinh danh ông vào ngày 18.9.1998. Ông Mandela là một trong 3 người được nhận vinh dự này |
Sau một nhiệm kỳ tổng thống, ông Mandela đã quyết định không cầm quyền nhiệm kỳ thứ hai và nghỉ hưu vào năm 1999, người kế nhiệm ông là Thabo Mbeki |
Ông Mandela và người vợ thứ ba Graca Machel trong bữa tiệc sinh nhật lần thứ 85 của ông vào ngày 19.7.2003 |
Ông Mandela thông báo con trai mình, Makgatho Lewanika Mandela, bị nhiễm HIV vào ngày 6.1.2005. Tại một đất nước nơi nói về nạn dịch AIDS vẫn là điều cấm kỵ, Mandela vẫn thúc giục người dân Nam Phi hãy lên tiếng về bệnh dịch này "để người ta nhìn nhận nó như một căn bệnh bình thường" |
Ông Mandela ngồi cùng bà Graca Machel và các cháu của mình trong đám tang con trai vào ngày 15.1.2005. |
Ông Mandela thổi nến trong lần sinh nhật thứ 90 tại nhà riêng ở Qunu vào ngày 19.7.2008 |
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton (phải) chụp ảnh cùng ông Mandela, lúc này 94 tuổi, và bà Graca Machel (trái) tại nhà riêng của ông Mandela ở Qunu, Nam Phi, ngày 6.8.2012 |
Hoàng Uy
Ảnh: Reuters, AFP
Ảnh: Reuters, AFP
0 comments:
Đăng nhận xét