- Lập Vi bằng theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân: Vi bằng là văn bản (kèm theo tài liệu, hình ảnh, băng ghi âm, ghi hình…), phản ánh, ghi nhận các sự kiện, hành vi, do Thừa phát lại chứng kiến và xác lập. Vi bằng được dùng làm chứng cứ trong hoạt động xét xử, hòa giải, thỏa thuận, giao dịch và trong các quan hệ pháp lý khác. Địa giới lập vi bằng trong địa bàn TP Hà Nội. Phạm vi lập vi bằng bao gồm mọi sự kiện và hành vi trong cuộc sống.
- Văn phòng Thừa phát lại Hai Bà Trưng được quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, trừ những việc Thừa phát lại không được làm bao gồm: Các trường hợp vi phạm Điều 6 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP; vi phạm qui định về bảo đảm an ninh, quốc phòng ; vi phạm bí mật đời tư theo qui định tại Điều 38 Bộ luật dân sự; các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp và các trường hợp khác theo qui định của pháp luật.
- Vi bằng là chứng cứ để tòa án xem xét khi giải quyết vụ án. Vi bằng là căn cứ để thực hiện các thỏa thuận, giao dịch hợp pháp khác theo qui định của pháp luật. Vi bằng chỉ được coi là hợp lệ khi được đăng ký tại Sở tư pháp thành phố Hà Nội .
- Để lập vi bằng, Thừa phát lại phải là người trực tiếp chứng kiến, ghi nhận lại bằng văn bản (có thể kèm theo các tài liệu, hình ảnh, băng ghi âm, ghi hình…) phản ánh lại một cách trung thực các sự kiện, hành vi nhằm lưu giữ làm chứng cứ, bởi theo thời gian, nếu các sự kiện, hành vi đó không được lưu giữ lại, thì tự nó sẽ mất đi, thay đổi hoặc bị lãng quên, nếu không kịp thời ghi nhận lại có thể ảnh hưởng đến quyền, lợi ích, nghĩa vụ, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức. Thừa phát lại chứng kiến và ghi nhận lại thực trạng của sự vật, hiện tượng, sự kiện, hành vi tại thời điểm lập vi bằng được dùng làm cơ sở xem xét, so sánh khi phát sinh tranh chấp, là căn cứ pháp lý, là tài liệu mang giá trị chứng minh, là chứng cứ để cơ quan, tổ chức, cá nhân dựa vào để bảo vệ quyền lợi của mình trong các mối quan hệ của đời sống xã hội.
*Các vi bằng phổ biến:
- Xác nhận tình trạng tài sản, nhà, đất liền kề trước khi xây dựng công trình; sau khi xây dựng; theo thời gian…
- Xác nhận tình trạng tài sản, nhà, đất trước khi cho thuê; sau khi cho thuê; khi giao, nhận;
- Xác nhận tình trạng tài sản, nhà, đất khi mua, bán, trao đổi;
- Xác nhận tình trạng nhà, đất, gian hàng… bị lấn chiếm;
- Xác nhận tình trạng tài sản, nhà, đất (không có sổ đỏ) trong các giao dịch, thỏa thuận dân sự;
- Xác nhận việc chiếm giữ nhà, trụ sở, tài sản, con dấu, tài khoản, sổ tiết kiệm, thẻ tín dụng… trái pháp luật;
- Xác nhận tình trạng ly thân, tài sản trước, trong và sau khi ly hôn, nhận thừa kế, tài sản cho, tặng…
- Xác nhận hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, sai về quy cách, số lượng bày bán tại cơ sở kinh doanh, thương mại và trong quá trình giao nhận;
- Xác nhận hành vi cạnh tranh không lành mạnh;
- Xác nhận việc tổ chức cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông; việc cản trở cổ đông thực hiện quyền giám sát; việc không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ trong thực thi pháp luật, thực hiện quy chế, quy trình, quy định của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Xác nhận mức độ ô nhiễm mội trường về tiếng ồn, khói, bụi, ô nhiễm không khí, nguồn nước, vệ sinh môi trường nơi công cộng;
- Xác nhận sự chậm trễ trong thi công công trình; xác nhận tiến độ công trình; xác nhận tình trạng công trình khi nghiệm thu;
- Xác nhận các hành vi trái pháp luật trong lĩnh vực tin học, báo chí, phát thanh, truyền hình như: Đưa các thông tin không đúng sự thực; đưa thông tin khi chưa được phép người có thẩm quyền; sử dụng hình ảnh trái pháp luật; vu khống, đe dọa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng, qua tin nhắn điện thoại, trên internet…;
- Xác nhận các giao dịch mà theo quy định của pháp luật không thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng; những việc không thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp;
- Xác nhận tình trạng thiệt hại của cá nhân, tổ chức do người khác gây ra;
- Xác nhận việc từ chối thực hiện công việc của cá nhân, tổ chức mà theo quy định của pháp luật cá nhân, tổ chức đó phải thực hiện;
Văn phòng thừa phát lại Hà nội 0934041668
Van phong thua phat lai ha noi 0934041668
0 comments:
Đăng nhận xét