Bà Nguyễn Thị Hạnh (Hà Nội) là nguyên đơn trong một vụ kiện dân sự “đòi nợ”. Bản án phúc thẩm tuyên bị đơn phải trả tiền cho bà Hạnh. Bà Hạnh đã làm đơn yêu cầu thi hành án gửi Cơ quan thi hành án quận. Tuy nhiên, bản án chưa được thực hiện thì bị đơn chết.
Bà Hạnh hỏi: Trong trường hợp này bà có thu hồi được tiền nợ không?
Vấn đề bà Hạnh hỏi, đại diện Luật sư – Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời như sau:
Theo quy định tại khoản 2, khoản 3, Điều 36 và Điều 44 Luật Thi hành án dân sự, thì Cơ quan thi hành án sẽ ra quyết định thi hành trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu thi hành án. Trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành quyết định thi hành án đó.
Trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu, nếu người được thi hành án đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà không thể tự xác minh được điều kiện thi hành án của người phải thi hành án thì có thể yêu cầu Chấp hành viên tiến hành xác minh. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu xác minh Chấp hành viên phải tiến hành xác minh.
Nếu xác định được người phải thi hành án đã chết có để lại tài sản, thì những người thừa kế, người quản lý di sản có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.
Điều 636 và khoản 1, khoản 2 Điều 637 Bộ luật Dân sự quy định: “Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại”. “Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Trong trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế”.
Tại khoản 2, Điều 7 Thông tư Liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 26/7/2010 của Liên Bộ Tư pháp – Tòa án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự hướng dẫn như sau:
“Trường hợp người phải thi hành nghĩa vụ về thanh toán tiền đã chết mà có để lại tài sản thì cơ quan thi hành án có văn bản thông báo, ấn định thời hạn không quá 30 ngày để người thừa kế hoặc người quản lý di sản của người phải thi hành án thoả thuận thực hiện. Hết thời hạn này, nếu người thừa kế hoặc người quản lý di sản không thoả thuận được việc thực hiện nghĩa vụ của người phải thi hành án, thì cơ quan thi hành án áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với tài sản để lại của người phải thi hành án để đảm bảo thi hành án, đồng thời ấn định thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo để những người liên quan đến tài sản thực hiện quyền khởi kiện. Hết thời hạn này mà không có người khởi kiện thì cơ quan thi hành án xử lý tài sản để thi hành án theo quy định của pháp luật”.
Đối với trường hợp của bà Nguyễn Thị Hạnh, nếu người phải thi hành án đã chết, khi chết có để lại tài sản thì những người thừa kế hoặc người quản lý di sản của người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ của người phải thi hành án đã chết. Bà Hạnh cần thường xuyên liên hệ với Cơ quan thi hành án để biết tiến độ việc thực hiện thi hành án.
Thừa phát lại, thua phat lai, thừa phát lại hà nội, thua phat lai ha noi, văn phòng thừa phát lại, van phong thua phat lai, văn phòng thừa phát lại hà nội, van phong thua phat lai ha noi, thừa phát lại việt nam, thua phat lai viet nam, thi hành án, thi hanh an,…
Van phong thua phat lai Ha Noi (Nguồn: Baodientu.chinhphu.vn)
0 comments:
Đăng nhận xét