Thừa phát lại
Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và một số công việc khác. Đây là một ngành nghề trong xã hội. Thừa phát lại tương tự như chức mõ tòa (Người giữ việc báo tin và thi hành các quyết định của tòa án trong xã hội cũ, có khi trông nom cả việc bán các động sản của Nhà nước) và chấp hành viên.
Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại. Tên gọi văn phòng Thừa phát lại bao gồm cụm từ “Văn phòng Thừa phát lại” và phần tên riêng liền sau. Người đứng đầu Văn phòng Thừa phát lại là Thừa phát lại và là người đại diện theo pháp luật của văn phòng Thừa phát lại.
Điều kiện hành nghề[sửa | sửa mã nguồn]
Quy định về tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề Thừa phát lại tùy từng nước có khác nhau. Ở Việt Nam, theo quy định của pháp luật thì người có đủ sáu điều kiện sau đây được làm thừa phát lại[1]:
- Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt
- Không có tiền án
- Có bằng cử nhân luật
- Đã công tác trong ngành pháp luật trên 05 năm hoặc từng là thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, chấp hành viên, công chứng viên, điều tra viên từ trung cấp trở lên
- Có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức
- Không kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư và những công việc khác theo quy định của pháp luật.
Công việc[sửa | sửa mã nguồn]
Thừa phát lại được làm một số công việc như:
- Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự.
- Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
- Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự.
- Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự. Thừa phát lại không tổ chức thi hành án các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án.
0 comments:
Đăng nhận xét