26-04-2014 16:19
Năm 2013 vẫn là một năm khó khăn của nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam. Kinh tế chưa thực sự thoát khỏi khủng hoảng, kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định, sản xuất kinh doanh phục hồi chậm, đồng thời thu nhập của người dân chưa được cải thiện. Mặc dù vậy, thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn tiếp tục đà tăng trưởng, nhất là thị trường bảo hiểm nhân thọ vẫn đạt được mức tăng hai con số.
Tình hình hoạt động của thị trường bảo hiểm năm 2013
Một số kết quả cụ thể của bức tranh thị trường bảo hiểm Việt Nam trong năm 2013 như sau:
Thứ nhất, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường năm 2013 ước đạt trên 47 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 14,13% so với năm 2012; trong đó doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt gần 24,5 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 7%; doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt trên 22,6 tỷ đồng, tăng khoảng 23,1%.
Đối với thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, các doanh nghiệp bảo hiểm hàng đầu, chiếm tỷ trọng lớn vẫn là Bảo Việt, Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI), Bảo Minh và Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO) chiếm tới 62% thị phần doanh thu bảo hiểm gốc. Đồng thời bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại, bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người cũng vẫn là những sản phẩm chính, truyền thống, chiếm tỷ trọng chính (71,3% thị phần), rất được các doanh nghiệp bảo hiểm coi trọng và tập trung khai thác.
Tình hình hoạt động của thị trường bảo hiểm năm 2013
Một số kết quả cụ thể của bức tranh thị trường bảo hiểm Việt Nam trong năm 2013 như sau:
Thứ nhất, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường năm 2013 ước đạt trên 47 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 14,13% so với năm 2012; trong đó doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt gần 24,5 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 7%; doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt trên 22,6 tỷ đồng, tăng khoảng 23,1%.
Đối với thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, các doanh nghiệp bảo hiểm hàng đầu, chiếm tỷ trọng lớn vẫn là Bảo Việt, Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI), Bảo Minh và Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO) chiếm tới 62% thị phần doanh thu bảo hiểm gốc. Đồng thời bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại, bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người cũng vẫn là những sản phẩm chính, truyền thống, chiếm tỷ trọng chính (71,3% thị phần), rất được các doanh nghiệp bảo hiểm coi trọng và tập trung khai thác.
Biểu đồ 1: Thị phần doanh thu bảo hiểm gốc theo doanh nghiệp năm 2013
BIỂU ĐỒ 2: DOANH THU PHÍ BẢO HIỂM GỐC THEO NGHIỆP VỤ NĂM 2013 (Đơn vị: Triệu đồng)
Đối với thị trường bảo hiểm nhân thọ, mặc dù nền kinh tế – xã hội còn gặp nhiều khó khăn, song số lượng hợp đồng khai thác mới (hợp đồng bảo hiểm chính) vẫn đạt tăng trưởng khá tốt, tăng khoảng 18,5% so với năm 2012; đặc biệt doanh thu phí khai thác mới tăng tới xấp xỉ 46%, trong đó, riêng PVI Sunlife và Previor đóng góp khoảng 1.347 tỷ đồng trong 7.603 tỷ đồng tổng doanh thu khai thác mới. Xét về nghiệp vụ, chiếm tỷ trọng lớn nhất là nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư (50,8%), nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp (43,3%), tiếp theo là nghiệp vụ bảo hiểm tử kỳ và các nghiệp vụ bảo hiểm khác.
Năm 2013, cả thị trường đã có thêm 43 sản phẩm bảo hiểm mới được phê chuẩn. Ngoài ra, Bộ Tài chính đã phê duyệt cho 04 doanh nghiệp triển khai các sản phẩm bảo hiểm hưu trí tự nguyện.
Về thị phần doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới (hợp đồng chính), nhóm dẫn đầu bao gồm các doanh nghiệp: Prudential (23,1%), Bảo Việt Nhân thọ (21,1%), PVI Sunlife (13%), Manulife (11%), AIA và Dai-ichi (8,3%), ACE (6,4%), Prevoir (5,4%).
Trong tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường, tổng phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới ước đạt 5,5 nghìn tỷ đồng, tăng 4,8% nhưng chỉ chiếm 11,7%; tổng doanh thu hoa hồng môi giới bảo hiểm là 451 tỷ đồng, tăng 10,1% so với thực hiện năm 2012.
Thứ hai, tổng số tiền thực bồi thường và trả tiền bảo hiểm ước khoảng 18,9 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 40,2% tổng doanh thu phí bảo hiểm. Trong đó, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước chi trả khoảng 10,8 nghìn tỷ đồng (chiếm xấp xỉ 45% doanh thu phí bảo hiểm) và các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước khoảng 8,1 nghìn tỷ đồng (chiếm xấp xỉ 36% doanh thu phí bảo hiểm).
Thứ ba, tổng số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế của các doanh nghiệp bảo hiểm năm 2013 ước đạt 105.265 tỷ đồng, tăng 17,5% so với năm 2012. Trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đầu tư khoảng 24 nghìn tỷ đồng, tăng 14%; các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đầu tư khoảng 81 nghìn tỷ đồng, tăng 24,01%. Tỷ trọng đầu tư vào trái phiếu Chính phủ đạt gần 50%, góp phần vào công tác huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Thứ tư, tổng tài sản của các doanh nghiệp bảo hiểm toàn thị trường năm 2013 đạt trên 132 nghìn tỷ đồng, tăng 15,3% so với năm 2012. Trong đó tài sản của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đạt trên 37 nghìn tỷ đồng, tăng 7,6%; tài sản của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt xấp xỉ 95 nghìn tỷ đồng, tăng tới 20,6%.
Thứ năm, tổng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bảo hiểm toàn thị trường năm 2013 đạt xấp xỉ 37,8 nghìn tỷ đồng, tăng 15,1 % so với năm 2012. Trong đó vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đạt gần 17,7 nghìn tỷ, tăng 2,7%; của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đạt trên 20 nghìn tỷ đồng, tăng 12%.
Thứ sáu, tổng dự phòng nghiệp vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm năm 2013 đạt xấp xỉ 80 nghìn tỷ đồng, tăng gần 12,03% so với năm 2012; trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đạt 15,7 tỷ đồng (tăng 11,90%), các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đạt 64,3 nghìn tỷ đồng (tăng 12,06%).
Thứ sáu, trên thị trường có tổng cộng 59 doanh nghiệp bảo hiểm, trong đó có 29 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 16 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 12 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm. Tính đến cuối năm 2013, có 44/45 doanh nghiệp bảo hiểm đảm bảo biên khả năng thanh toán và quy mô vốn chủ sở hữu; 8/11 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đang hoạt động đáp ứng quy mô vốn chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
Trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, trong năm 2013 có 14/29 doanh nghiệp bảo hiểm (khoảng 50%) kinh doanh có lãi, 15/29 doanh nghiệp lỗ hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, 10/16 doanh nghiệp kinh doanh có lãi, 6/16 doanh nghiệp lỗ. Trong lĩnh vực môi giới bảo hiểm, 9/11 doanh nghiệp kinh doanh có lãi (năm 2012 có 6/11 doanh nghiệp), 2/11 doanh nghiệp lỗ.
Một số đánh giá về hoạt động của thị trường bảo hiểm trong năm 2013
Thứ nhất, trong điều kiện tình hình kinh tế – xã hội còn gặp nhiều khó khăn, thị trường bảo hiểm vẫn tiếp tục phát triển là một tín hiệu tích cực cả đối với nền kinh tế nói chung và thị trường bảo hiểm nói riêng. Trong khó khăn, các doanh nghiệp và người dân càng quan tâm đến bảo hiểm hơn nhằm phòng vệ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như cuộc sống của con người. Khi kinh tế, xã hội được cải thiện mạnh mẽ hơn sẽ là tiền đề tốt cho sự phát triển của mạnh mẽ của thị trường bảo hiểm.
Thứ hai, tuy nhiên sự phát triển của thị trường bảo hiểm vẫn tập trung vào một số sản phẩm nhất định, vào một số Doanh nghiệp bảo hiểm lớn trên thị trường. Điều này có thể được lý giải như sau: (1) Trong điều kiện khó khăn, các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ tập trung vào thị trường truyền thống, cốt lõi, thế mạnh để tiếp tục tồn tại và phát triển; (2) Các Doanh nghiệp bảo hiểm lớn tiếp tục chiếm ưu thế trong thời kỳ khó khăn và có thể dẫn tới quá trình tự tái cấu trúc doanh nghiệp bảo hiểm để vượt qua khó khăn tiếp tục phát triển (hiện đang có một doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đang xúc tiến giải thể). Song điều này cũng nói lên rằng, thị trường bảo hiểm Việt Nam chưa phát triển bền vững, chưa khai thác hết tiềm năng.
Thứ ba, tình trạng gian lận, trục lợi và một số hành vi khác đã có tác động không tốt, cản trở sự phát triển của thị trường. Chẳng hạn một số doanh nghiệp bảo hiểm vẫn còn thiếu sót về quy trình nghiệp vụ, công tác quản lý tài chính; tách quỹ chia lãi; chi trả quyền lợi cho khách hàng; chi bồi thường bảo hiểm; sử dụng đại lý và chi hoa hồng đại lý.
Bên cạnh đó, hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh (kể cả trong nội bộ doanh nghiệp) và trục lợi bảo hiểm có xu hướng gia tăng; công tác giải quyết quyền lợi bảo hiểm ở một số doanh nghiệp chậm trễ, gây nhiều khó khăn cho khách hàng, mất uy tín của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến uy tín của ngành.
Triển vọng phát triển thị trường bảo hiểm năm 2014
Năm 2014 vẫn tiếp tục là một năm khó khăn của nền kinh tế - xã hội thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Sự phục hồi của kinh tế và cải thiện điều kiện sống của người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Điều này tiếp tục là một thách thức không nhỏ đối với sự tăng trưởng và phát triển lành mạnh hiệu quả của thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Tuy nhiên, điều này cũng có tính hai mặt. Bởi tính cạnh tranh trên thị trường sẽ được đẩy lên cao hơn, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải đẩy mạnh phát triển cả theo chiều sâu (nâng cao chất lượng) và phát triển thị trường để tìm hướng phát triển mới. Có thể điều này sẽ thúc đẩy quá trình tái cấu trúc một cách tự nhiên, theo qui luật của thị trường và sẽ có tác dụng làm cho thị trường phát triển lành mạnh hơn, hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Có thể nói rằng, trong năm 2014, mặc dù đã xuất hiện một số dấu hiệu tích cực từ chỉ số thu ngân sách nhà nước, song còn chưa rõ ràng và mới chỉ trong thời gian ngắn của những tháng đầu năm. Trong năm 2014 thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung nhiều khả năng sẽ có mức tăng trưởng thấp hơn so với năm 2013, trong đó giảm tốc độ tăng trưởng có thể diễn ra cả đối với lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm nhân thọ. Tốc độ tăng trưởng chung toàn thị trường có thể chỉ đạt ở mức một con số, trong đó tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ tuy vẫn có thể đạt mức 2 con số, song giảm xuống ở giữa 10% và 15%.
Trong bối cảnh đó, để đảm bảo thị trường bảo hiểm phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững; tiếp cận các chuẩn mực quốc tế; nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu bảo hiểm cho các lĩnh vực kinh tế và dân cư; góp phần ổn định nền kinh tế - xã hội, cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
Thứ nhất, đối với cơ quan quản lý nhà nước. Cần tiếp tục đẩy nhanh việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của thị trường bảo hiểm. Chẳng hạn như cơ chế chính sách về bảo hiểm bảo lãnh; về tiêu chí đánh giá, xếp loại doanh nghiệp bảo hiểm; về vấn đề triển khai bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng; sửa đổi, chính sách phát triển bảo hiểm nhân thọ dành cho người có thu nhập thấp...
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh việc triển khai thực hiện các giải pháp về tái cấu trúc doanh nghiệp bảo hiểm theo đúng lộ trình đã được phê duyệt. Đặc biệt là tăng cường công tác quản lý, giám sát doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, thúc đẩy đầu tư xây dựng và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, đặc biệt trong lĩnh vực tính phí bảo hiểm và trích lập dự phòng nghiệp vụ, thẩm định bảo hiểm, đánh giá và quản lý rủi ro.
Thứ ba, xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp bảo hiểm đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo hiểm, chi tiêu cho vấn đề phòng, chống các loại thiên tai, rủi ro nói chung, rủi ro liên quan đến bảo hiểm nói riêng, từ đó góp phần giảm thiểu thiên tai, giảm thiểu chi phí thiệt hai do thiên tai và rủi ro xảy ra.
0 comments:
Đăng nhận xét