Thẻ tín dụng: Làm thế nào để "né" lãi suất và các khoản phí không cần thiết?
Quản lý tài chính cá nhân
(ĐSPL) - Thẻ tín dụng là một trong những sản phẩm tiện dụng và hấp dẫn nhất đối với người tiêu dùng. Với một thẻ tín dụng, bạn có thể mua trước và trả tiền sau, thật hấp dẫn. Dưới đây, là những "mẹo" đơn giản để bạn có thể tránh được những loại phí không cần thiết (hoặc ít nhất là phải trả ít hơn!).
Những điều cần biết liên quan đến lãi suất thẻ tín dụng
Chu kỳ thanh toán (Billing cycle): đây là khoảng thời gian 30 ngày mà ngân hàng sẽ chốt giao dịch của bạn. Thường thì họ sẽ áp dụng từ ngày 1 đến 30 mỗi tháng cho dễ tính.
Thời gian ân hạn (Grace period): đây là cái thời hạn mà bạn phải trả nợ. Thường thì ngân hàng sẽ cho dôi ra 1 vài ngày sau cái ngày cuối của chu kỳ thanh toán để bạn gom tiền đi đóng.
Ở Việt Nam hiện nay đa số các ngân hàng miễn lãi 45 ngày. Điều này có nghĩa là ngoài 30 ngày trong chu kỳ thanh toán ra, bạn có 15 ngày nữa để trả nợ và ngày cuối cùng (due date) của bạn là 15 tháng sau.
Ví dụ bạn mua hàng vào ngày 1/1 thì ngân hàng sẽ gửi hóa đơn thanh toán thẻ tín dụng cho bạn (billing statement) vào ngày 31/1 và trong đó sẽ báo cho bạn biết rằng ngày 14/2 (tháng 1 có 31 ngày + với 14 ngày đầu tháng 2 là 45 ngày) là hạn chót bạn phải trả tiền. Trường hợp bạn mua hàng vào ngày 30/1 thì bạn chỉ còn khoảng 15 ngày để trả nợ.
45 ngày đó được gọi là 45 ngày miễn lãi (interest free days), nghĩa là nếu bạn trả đầy đủ số tiền nợ thì bạn không bị tính lãi. Nếu như bạn không trả đầy đủ thì sẽ bị tính lãi và bắt đầu là từ ngày bạn thực hiện giao dịch có tính lãi.
Ngoài lãi suất thẻ tín dụng, ngân hàng sẽ thu các loại phí như phí vượt hạn mức, phí trễ hạn, phí rút tiền mặt, và các loại phí khác.
Nhiều người không để ý hoặc bị bất ngờ với các loại phí này. Dưới đây, là những "mẹo" đơn giản để bạn có thể tránh được những loại phí không cần thiết (hoặc ít nhất là phải trả ít hơn!).
Ngoài lãi suất thẻ tín dụng, ngân hàng sẽ thu các loại phí như phí vượt hạn mức, phí trễ hạn, phí rút tiền mặt, và các loại phí khác. |
Trả hết dư nợ hiện có
Cách dễ dàng nhất (và bạn chắc cũng đã nghe đến điều này) là trả hết các khoản dư nợ của từng tháng. Không dư nợ thì sẽ không có lãi suất.
Biết được khi nào kỳ hạn không lãi suất kết thúc
Phần lớn các thẻ tín dụng có một khoảng thời gian miễn lãi suất lên đến 45 ngày (30 ngày của chu kỳ thanh toán cộng với thời hạn thanh toán khoảng 15 ngày). Trong khoảng thời gian này, các giao dịch của bạn sẽ không bị tính lãi suất ngân hàng. Hãy lợi dụng khoảng thời gian này và thanh toán hết dư nợ trước khi bị tính lãi.
Hạn chế rút tiền mặt
Thật cám dỗ khi bạn có thể rút tiền mặt trước và thanh toán sau. Tuy nhiên bạn không thể nào lấy tiền mặt mà không đánh đổi thứ gì đó. Các ngân hàng thường tính lãi và phí rất cao cho các giao dịch rút tiền mặt qua thẻ tín dụng. Vì thế bạn cần hạn chế tối đa.
Các ngân hàng thường tính lãi và phí rất cao cho các giao dịch rút tiền mặt qua thẻ tín dụng. Vì thế bạn cần hạn chế tối đa. |
Trả hóa đơn tín dụng đúng hạn
Phí chậm thanh toán hoàn toàn có thể tránh được. Luôn luôn trả đúng hạn và tiết kiệm tới vài trăm nghìn đồng mỗi năm.
Theo dõi mức chi tiêu và tránh vượt quá hạn mức của mình
Mỗi lần bạn vượt quá hạn mức, ngân hàng sẽ thu phí vượt hạn mức ngay tức thì. Chỉ bỏ ít công sức theo dõi chi tiêu của mình, bạn sẽ không phải trả những khoản phí thừa thãi nữa!
Bạn thấy không, có rất nhiều cách để các ngân hàng thu lợi khi bạn sử dụng thẻ tín dụng của họ. Trong đó, rất nhiều loại chi phí và khoản phạt hoàn toàn có thể tránh được. Vì vậy, hãy là một người tiêu dùng thông minh và tránh các khoản phí này. Bạn sẽ ngạc nhiên với số tiền mình tiết kiệm được.
Ngọc Anh (Tổng hợp)
0 comments:
Đăng nhận xét