Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015


Tiền điện vọt tăng, người tiêu dùng bất bình

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực điện lực cho rằng, sự bất bình của người dân không phải không có cơ sở.
Tiền điện tăng vọt trong tháng 5 vừa qua khiến người dân bất bình và nghi ngờ cách tính toán theo biểu giá điện lũy tiến hiện nay mà Tập đoàn điện lực VN (EVN) đang áp dụng. Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực điện lực cho rằng, sự bất bình của người dân không phải không có cơ sở.
tien dien vot tang, nguoi tieu dung bat binh hinh 0
Hóa đơn tiền điện của một hộ dân tháng trước và tháng sau chênh nhau gần 1 triệu đồng -  Ảnh: Ngọc Thắng
Cầm trên tay hóa đơn tiền điện tháng 5 do nhân viên thu tiền điện gửi tới, chị Trần Thanh Hương (P.Khương Thượng, Q.Đống Đa, Hà Nội) bần thần: “Bình thường mỗi tháng nhà tôi chỉ trả khoảng 400.000 đồng, tháng này vọt lên hơn 1,8 triệu đồng. Không hiểu ngành điện họ có tính sai không”.
Trường hợp tiền điện “nhảy vọt” như nhà chị Hương là khá phổ biến. Thậm chí có không ít hộ hóa đơn lên tới 3 - 5 triệu đồng. Trên mạng xã hội và nhiều diễn đàn khác, những người phản ánh hóa đơn tiền điện tăng đột biến rất nhiều mà chưa có một thống kê chính thức nào của ngành điện công bố về số lượng người dùng phải chi trả tiền điện lớn bất thường như vậy.
“Bậc thang” và... nắng nóng
Đây là năm thứ hai liên tiếp xảy ra tình trạng cứ đến các tháng nắng nóng mùa hè, người dân lại bức xúc với hóa đơn thanh toán tiền điện và bày tỏ nghi ngờ về việc đo đếm, biểu giá lũy tiến mà EVN đang thực hiện. Riêng năm nay, mức độ bức xúc đang ngày càng cao hơn và đây là hiện tượng đáng lưu ý bởi kể từ tháng 3.2015, EVN đã áp dụng mức giá điện mới với biểu giá điện từ 50 kWh tiêu thụ đầu tiên cho đến mức sử dụng trên 400 kWh. Một thống kê của một cơ quan truyền thông cho thấy, trong tháng 5, hóa đơn tiền điện các gia đình trong nội thành ở Hà Nội tăng từ 30 - 100%; nhiều gia đình tăng 3 - 4 lần.
“Về nguyên tắc, tiêu càng nhiều điện giá càng giảm nhưng ở ta dùng càng nhiều giá điện càng tăng, là ngược với thế giới. Lẽ ra doanh thu của anh cao thì anh phải hãm bớt lợi nhuận chứ anh lại tăng lợi nhuận cao quá là không được” - Một chuyên gia trong ngành điện.
Trả lời báo chí về hiện tượng trên, ông Đinh Thế Phúc, Phó cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương), nói trong những thời điểm nắng nóng từ đầu tháng 5 đến nay, mức tiêu thụ điện tăng đột biến, có thời điểm công suất điện huy động trên toàn hệ thống lên tới 25.000 MW như ngày 28.5.2015. “Nắng nóng có tính kỷ lục trong vòng mấy chục năm qua dẫn đến tiêu thụ điện năng trong tháng 5 tăng 13,58% so với cùng kỳ năm 2014. Nếu so với trung bình ngày trong tháng 4, tiêu thụ điện tháng 5 tăng 8%. Đặc biệt khu vực miền Bắc, sản lượng điện tiêu thụ bình quân tăng 17%, riêng Hà Nội tháng 5 tăng bình quân 28%”, ông Phúc nói.
Đại diện EVN Hà Nội thừa nhận tình trạng hóa đơn tiền điện sinh hoạt tăng rất cao trong tháng 5 nhưng cũng cho rằng do nhu cầu tiêu thụ điện năng tăng mạnh, dẫn đến khi tính theo cách lũy tiến bậc thang thì tiền điện phải trả lớn hơn. “Giả sử tháng trước, một gia đình sử dụng trên 100 kWh điện, mức bậc thang cao nhất là 1.786 đồng/kWh, tổng chi phí phải trả là 300.000 đồng. Nhưng sang tháng sau (ví dụ tháng 5), chỉ số công tơ trên 400 kWh, giá cao nhất trong biểu giá là 2.587 đồng/kWh thì mức tiền trả khoảng 1 triệu đồng. Chỉ số điện năng tăng gần gấp đôi nhưng theo cách tính bậc thang thì số tiền phải trả có thể tăng gấp 3, thậm chí 4 lần”, đại diện EVN Hà Nội giải thích với báo chí như vậy.
Cách tính ngược với thế giới
Theo một chuyên gia lâu năm trong ngành điện, việc tiêu thụ điện tăng cao và các gia đình phải trả thêm nhiều tiền, phản ánh theo hóa đơn cơ bản là đúng. “Cũng có một số nguyên nhân, có thể có chuyện do thời tiết nóng bức, nhân viên đi thống kê, đọc công tơ nhanh, không kỹ, có khi ghi sai nhưng cơ bản lý do hóa đơn tiền điện tăng cao và bất hợp lý lại chính ở biểu giá điện tính theo công thức lũy tiến”, ông này nói và phân tích: “Nếu bình thường dùng 100 - 200 kWh/tháng thì còn đỡ, nhưng tăng lên trên 400 kWh thì rất khác vì mức giá trên kWh thứ 401 là 2.587 đồng/kWh. Nhưng đó là nói sách vở thôi chứ thực tế, cách tính bậc thang nó rất cao”.
Yêu cầu kiểm tra ngay nếu thấy nghi ngờ
Tiến sĩ Trần Đình Long, Phó chủ tịch Hội Điện lực VN, cho rằng hiện nay cách tính giá điện theo bậc thang đã được quy định rồi và cần phải có thời gian xem xét lại, khó xem xét sửa đổi ngay nên các hộ dân khi nhận được hóa đơn thấy giá quá bất thường thì nên đối chiếu số tiền điện với số lượng điện tiêu thụ và khung biểu giá đã ban hành. “Quy định hiện nay, nếu thấy số đo không chuẩn, các hộ dân làm đơn yêu cầu kiểm tra thì ngành điện phải kiểm tra lại và không được thu phí”, ông Long nói.
Tuy nhiên chuyên gia này cho rằng: “Về nguyên tắc, tiêu càng nhiều điện giá càng giảm nhưng ở ta dùng càng nhiều giá điện càng tăng, là ngược với thế giới. Lẽ ra doanh thu của anh cao thì anh phải hãm bớt lợi nhuận chứ anh lại tăng lợi nhuận cao quá là không được. Do đó EVN nên điều chỉnh lại biểu giá cho hợp lý, ví dụ như trên 200 kWh thì không nên tăng giá nữa mới hợp lý, còn anh tăng trên 2.500 đồng là không ổn. Cộng thêm việc đo, đếm sai thì người dân thiệt quá. Ngành điện các nước họ không để dân quá thiệt như vậy”.
Đáng chú ý, một cán bộ cấp trưởng ban từng làm việc tại EVN cho rằng vấn đề không chỉ ở biểu giá điện mà hiện nay còn ở cách đo đếm và thiết bị. “Cần phải xem lại độ tin cậy của hệ thống thiết bị đo đếm, sự đồng bộ của thiết bị ghi nhận chỉ số và một loạt vấn đề về dây dẫn, trạm… ảnh hưởng đến điện áp, mức độ tổn thất khi tiêu thụ. Bởi tất cả các yếu tố này đều có ảnh hưởng nhất định. Nếu dây dẫn, thiết bị không đồng bộ thì tổn thất điện lớn, thời tiết càng nóng thì tổn thất càng lớn”, ông này nói và khẳng định: “Chỉ cần sai số độ 5% thôi, số tiền điện của khách hàng cũng tăng đột biến theo chứ không chỉ ở biểu giá. Do đó, rất cần xem lại vấn đề đầu tư thiết bị đồng bộ”.
tien dien vot tang, nguoi tieu dung bat binh hinh 1

Theo ông Đinh Quang Tri, Phó tổng giám đốc EVN, việc tăng giá điện 7,5% từ ngày 16.3.2015 sẽ đưa doanh thu của EVN năm 2015 tăng thêm 13.000 tỉ đồng. Nhưng với thực tế mức tiêu thụ điện tăng rất cao những tháng cao điểm nắng nóng năm nay, nhiều chuyên gia cho rằng mức thu của EVN còn cao hơn nữa. Bộ Công thương và EVN cần phải xem lại biểu giá điện với công thức tính lũy tiến để đảm bảo lợi ích cho người dân. Hiện nay công suất dự phòng vẫn có trên 4.000 MW, nhu cầu tiêu thụ điện của người dân là thiết yếu nên không thể vì lý do hạn chế tiêu thụ, tiết kiệm điện để đặt mức giá lũy tiến quá cách biệt. Cách tính hiện nay là quá lợi cho EVN và quá thiệt cho người tiêu dùng./.
Theo Mạnh Quân/Thanh Niên

0 comments:

Đăng nhận xét

BÁN TÒA VĂN PHÒNG GẤP

BÁN TÒA VĂN PHÒNG GẤP
TẠI TRUNG HÒA CẦU GIẤY HÀ NỘI

Mẹo trị HO miễn phí

Mẹo trị HO miễn phí
Cho BÉ và NGƯỜI GIÀ

Mua nhà không sổ đỏ?

BÍ MẬT TUYỆT VỜI ĐŨA TRE

BÍ MẬT TUYỆT VỜI ĐŨA TRE
KHỎE TẠI NHÀ

Categories

Bí kíp cho bà mẹ trẻ

Bí kíp cho bà mẹ trẻ
Nhiều sữa hơn cho bé

Mua nhà Hà Nội đẹp, rẻ, an toàn

Mua nhà Hà Nội đẹp, rẻ, an toàn
Có ngân hàng bảo đảm

Tham khảo Tử vi năm ĐINH DẬU 2017

Tham khảo Tử vi năm ĐINH DẬU 2017
Chút tâm linh cho ai cần năm ĐINH DẬU 2017

Tại sao khi uống BIA

Tại sao khi uống BIA
anh em hay nghĩ đến PHỤ NỮ ĐẸP?

Muốn làm mọi thứ thế nào, vào Google và gõ cái này là ra

Muốn làm mọi thứ thế nào, vào Google và gõ cái này là ra
làm thế nào, sao phải hỏi

Khi NĐT chung cư chọn VITC để giảm tới 20%

Khi NĐT chung cư chọn VITC để giảm tới 20%
Tiền trần sàn giảm tới 20%

1.5 tỷ nhà ở luôn Q.Đống Đa,nhà mặt đất, ngõ rộng

1.5 tỷ nhà ở luôn Q.Đống Đa,nhà mặt đất, ngõ rộng
30tr/m2, sổ đỏ, mới hoàn thiện, phố Trường Chinh

Đại hội quảng cáo lớn nhất năm 2013

Đại hội quảng cáo lớn nhất năm 2013
Đại hội quảng cáo châu Á lần thứ 28 sau hơn 50 năm được tổ chức lần đầu tại Việt Nam tháng 11/2013 >> click ảnh trên