Bác sĩ Hiền mách mẹo chữa cảm cúm cho bé cực hiệu nghiệm và đơn giản bằng thuốc nam
Trẻ em thường dễ bị cảm cúm, thuật ngữ đông y gọi là cảm mạo phong hàn. Có thể chữa bệnh này bằng các loại cây lá dễ tìm như cỏ nhọ nồi, lá tre, tía tô, kinh giới…
Dựa vào các triệu chứng, người ta chia cảm phong hàn thành 2 thể bệnh khác nhau là cảm nóng (cảm nhiệt) và cảm lạnh (cảm hàn).
Cảm nóng
– Trẻ thường sốt, có khi kèm theo rét nhưng nếu đắp chăn thì thấy nóng không chịu được, ra nhiều mồ hôi, khát nước, mồm miệng khô, thích uống nước lạnh, không sợ lạnh, ho đờm đặc, có thể kèm theo chảy máu chân răng, chảy máu mũi…
– Dùng bài thuốc thanh nhiệt giải biểu, gồm có các vị sau: Cỏ nhọ nồi 50 g, lá tre 10 g, cát căn 10 g, cho vào 2 bát nước, sắc nhanh đến khi cạn còn 1/2 bát thì lấy ra chia làm 2 lần uống trong ngày.
– Có thể dùng cỏ nhọ nồi tươi, rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước uống 3-4 lần trong ngày, bã đắp lên thóp trước của trẻ cũng có tác dụng hạ sốt nhanh.
– Để trẻ nằm nơi thoáng khí, yên tĩnh, ánh sáng dịu, tránh mọi kích thích. Cho trẻ mặc thoáng mát, không nên mặc nhiều quần áo hoặc ủ nóng, lau mồ hôi cho trẻ thường xuyên.
– Cho trẻ uống nhiều nước, nên ăn thức ăn lỏng như cháo, sữa… bảo đảm đủ chất dinh dưỡng.
– Khi trẻ bị sốt cao trên 39 độ C thì ngoài bài thuốc trên, phải phối hợp thêm biện pháp hạ nhiệt khác như đắp khăn ướt lên trán, nách, bẹn và thay đổi vị trí ở chỗ khác.
– Cũng có thể cho trẻ uống thêm thuốc hạ nhiệt như paracetamol 10-15 mg/kg mỗi lần, ngày có thể uống 3-4 lần nếu trẻ vẫn sốt cao.
Cảm lạnh
– Trẻ sốt nhưng sợ lạnh, sợ gió, đau mỏi các khớp xương, đau cơ, đau đầu, chảy nước mũi, không ra mồ hôi, có thể kết hợp với viêm mũi, viêm họng.
– Dùng bài thuốc sắc gồm các vị sau: Lá tía tô 8 g, kinh giới 6 g, vỏ quýt 4 g, cam thảo 2 g, gừng tươi 2 g. Cho vào 2 bát bước, sắc nhanh cho đến khi cạn còn 1/2 bát, chia làm 2 lần uống trong ngày.
– Lấy 5 lá trầu không và 4g gừng tươi, rửa sạch rồi giã nát, trộn đều hai thứ, cho thêm một ít rượu, sau đó dùng một miếng gạc sạch bọc lại và đánh dọc hai bên cột sống từ cổ xuống đến lưng.
BS. Đỗ Minh Hiền
0 comments:
Đăng nhận xét