Thứ Ba, 15 tháng 9, 2015


Nhìn thị trường qua môi giới

Mạnh Tùng
Thứ Ba,  15/9/2015, 06:52 (GMT+7)
Phóng to 

Thu nhỏ 

Add to Favorites 

In bài 

Gửi cho bạn bè
Nhân viên kinh doanh tại một sàn giao dịch bất động sản ở TPHCM đang tư vấn sản phẩm căn hộ cho khách hàng. Ảnh: MẠNH TÙNG
(TBKTSG) - Một lát cắt về đời sống, thu nhập và cách nghĩ, cách làm của nhân viên môi giới có thể cho thấy một gam màu khác của thị trường bất động sản hiện nay.
Nghề không “dễ ăn”
Hai tháng trước, chị Đoàn Thị Hiếu (quê Daklak) quyết định bỏ ngang chương trình cao học ngôn ngữ học tại một trường đại học lớn ở TPHCM, chuyển sang làm môi giới bất động sản. Chuyện bỏ học liên quan đến một lý do khác, còn nghề môi giới là “cần câu cơm” tạm thời của chị Hiếu, giống những việc làm thêm như phụ bán quán, dạy thêm, bán hàng trực tuyến... mà chị từng làm hồi sinh viên.
Chị Hiếu xin vào làm việc ở sàn giao dịch bất động sản V.Đ (quận Bình Thạnh, TPHCM) chuyên phân phối các sản phẩm nhà đất phân khúc cao cấp. Tuần đầu tiên, chị tiếp xúc với ba vị khách giàu có, sau khi tư vấn về dự án thì dẫn họ đi xem nhà mẫu, bài bản theo đúng hướng dẫn của người quản lý. Nhưng kết quả, không ai trong ba vị khách này chịu bỏ tiền đặt cọc mua nhà, và tất nhiên, họ từ chối không vì lý do tài chính. Liên tiếp bốn tuần sau đó, kết quả tương tự như tuần đầu tiên, chị Hiếu vẫn không bán nổi một căn hộ nào dù đã “gãy lưỡi” thuyết phục khách hàng. “Sau đó tôi xin nghỉ vì tôi không thể kiên nhẫn thêm nữa khi không còn đủ tiền để trang trải cuộc sống. Hóa ra, nghề này không “dễ ăn” như tôi tưởng”, chị Hiếu chia sẻ.
Không chỉ với chị Hiếu, nghề này không “dễ ăn” đối với nhiều người làm nghề môi giới. Nếu theo suy luận thông thường, khi thị trường được cho là ấm lên, hàng bán được nhiều hơn thì thu nhập, cuộc sống của những người liên quan đến ngành này, trong đó số đông là nhân viên môi giới, cũng phải tốt lên nhiều.
Nhưng có vẻ như suy luận này chỉ đúng đối với một bộ phận nhỏ nhân viên môi giới hiện nay, những người đã trụ vững sau nhiều năm thị trường khủng hoảng. Bà Hoài Thu, một người đã có 15 năm kinh nghiệm làm môi giới, hiện đang làm việc ở một sàn tại Đ., quận 2, TPHCM hào hứng kể về thời hoàng kim của nghề môi giới bất động sản vào những năm trước 2007. “Hồi đó, mỗi tuần bán 2-3 căn hộ là chuyện thường, chưa kể có thể kiếm thêm cả đất nền. Tiền hoa hồng lúc đó cũng cao nên thu nhập mỗi tháng của tôi khá lớn. Tôi mua nhà, mua xe hơi cũng nhờ tiền môi giới đó”.
Còn nói về hiện tại, bà Thu cho biết tháng nào bà bán giỏi nhất là được chừng 3-4 căn hộ, thông thường mỗi tháng chỉ được 1-2 căn, thậm chí có tháng trắng tay. “Tính cả tiền lương và hoa hồng, chia đều cho các tháng thì thu nhập trung bình hồi năm ngoái của tôi là gần 20 triệu đồng/tháng, cũng khá tốt so với mặt bằng chung hiện nay”, bà Thu nói.
Theo tìm hiểu của phóng viên TBKTSG từ một số sàn giao dịch bất động sản lớn ở TPHCM, tùy theo năng suất bán hàng, mức thu nhập trung bình hàng tháng của nhân viên môi giới vào khoảng 20-30 triệu đồng. Dĩ nhiên, thu nhập cao đồng nghĩa với áp lực rất lớn.
Anh N., nhân viên kinh doanh của sàn giao dịch H. (quận Bình Thạnh), cho biết nếu trong ba tháng mà không bán được sản phẩm nào thì sẽ bị sa thải. “Ngay cả khi thị trường ấm lên vẫn có những khoảng thời gian nó chùng xuống, khi đó, không bán được hàng là chuyện dễ xảy ra”, anh N. cho hay. Và để “đối phó” với quy định của công ty, đôi lúc anh N. và các đồng nghiệp buộc phải bỏ tiền túi, nhờ người thân đứng tên để đặt mua căn hộ, kiếm “chỉ tiêu”, sau đó sẽ tìm cách bán lại cho người khác. Áp lực đè nặng lên vai nhân viên môi giới là bởi hiện nay, các công ty môi giới đang bán hàng theo kiểu “đánh nhanh rút gọn”, số lượng sản phẩm họ mang về phải được bán hết trong vòng 2-3 tháng.
Đối với nhiều sàn giao dịch nhỏ chuyên phân phối đất, nằm rải rác ở khắp thành phố với quy mô chỉ trên dưới chục nhân sự, người làm nghề môi giới còn vất vả hơn nhiều. Trong vai khách hàng, phóng viên TBKTSG hẹn gặp chị Mai, nhân viên sàn giao dịch Thành Công, tại một dự án đất nền ở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương vào một buổi trưa cuối tuần. Túc trực từ sáng đến trưa, chị Mai tiếp đến năm khách hàng mà chị đã nỗ lực xếp được lịch hẹn trước đó, tuy nhiên, tất cả đều lưỡng lự, chưa bỏ tiền đặt cọc. Ăn cơm hộp cho qua bữa trưa, đến buổi chiều chị lại tiếp tục vòng quay gọi điện hẹn khách hàng, dẫn khách vào dự án. Chị Mai cho biết, mỗi tháng chị bán được khoảng hai nền đất, nhưng do giá đất rẻ, tỷ lệ hoa hồng của sàn không cao nên thu nhập chỉ ở mức trung bình. “Dù sao cũng đã quen và đủ sống nên tôi xác định vẫn gắn bó với nghề”, chị chia sẻ.
Đi tìm tính chuyên nghiệp và trung thực
Theo ghi nhận của TBKTSG, từ đầu năm đến nay, thị trường bất động sản có dấu hiệu làm giá. Đặc biệt, tại các dự án căn hộ đã hoàn thành và chỉ còn lại số lượng nhỏ chưa bán, giá bán căn hộ được nâng lên 10-20%. Điều đáng nói là quyết định “làm giá” nằm trong tầm tay của nhân viên môi giới, bởi trước đó họ đã “xí” được những căn hộ có vị trí tốt. Nói cho rõ hơn, không phải ngẫu nhiên mà nhiều dự án căn hộ phát đi thông tin đã bán hết, hoặc đã bán được 100, 200 căn hộ ngay trong ngày mở bán đầu tiên. Những con số này, sau ngày mở bán vẫn nằm lại tại các sàn giao dịch, sau đó được “phân phối” cho các nhân viên môi giới, ai có được “suất” ở vị trí đẹp, phong thủy tốt... thì tha hồ mà “hét” giá với khách hàng.
Những chiêu trò hút khách của nhân viên môi giới hiện nay cũng muôn hình vạn trạng, như dội e-mail, tin nhắn rác, sử dụng các ứng dụng di động miễn phí, gọi điện thoại chèo kéo khách hàng... Nhiều nhân viên môi giới còn quảng cáo theo kiểu “treo đầu dê, bán thịt chó”, như sản phẩm có “thiết kế Hàn Quốc”, “tiêu chuẩn châu Âu”... trong khi giá bán chỉ ở mức bình dân; hay “nhà ở gần trung tâm thành phố” nhưng thực ra là ở huyện Bình Chánh...
Có thể nói, thay vì trung thực và chuyên nghiệp, nhiều nhân viên môi giới đang thể hiện sự chộp giật. Đại diện một công ty địa ốc cho rằng so với nhiều năm trước, trình độ của nhân viên môi giới hiện nay đã được nâng cao hơn cùng với sự hỗ trợ đắc lực của các phương tiện thông tin hiện đại, tuy nhiên, tính chuyên nghiệp chưa thể hiện rõ nét, mặc dù đội ngũ môi giới đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ sức khỏe và sự ổn định của thị trường.
Mới đây, vào trung tuần tháng 8-2015, Hiệp hội Môi giới bất động sản Việt Nam (trực thuộc Hiệp hội Bất động sản Việt Nam - VNREA) đã chính thức ra mắt tại TPHCM. Mục đích của hiệp hội này là kết nối các nhà môi giới bất động sản trên cả nước, định hướng hành nghề chuyên nghiệp, có chuẩn mực, đạo đức. Ông Nguyễn Ngọc Thành, Phó chủ tịch VNREA, cho biết hiện tại, về mặt văn bản, các quy định về môi giới bất động sản chưa rõ ràng, “do đó, việc xây dựng tính chuyên nghiệp và trung thực cho nhân viên môi giới là điều cần thiết để lấy lại niềm tin cho thị trường bất động sản từ phía khách hàng”, ông Thành đánh giá.

0 comments:

Đăng nhận xét

BÁN TÒA VĂN PHÒNG GẤP

BÁN TÒA VĂN PHÒNG GẤP
TẠI TRUNG HÒA CẦU GIẤY HÀ NỘI

Mẹo trị HO miễn phí

Mẹo trị HO miễn phí
Cho BÉ và NGƯỜI GIÀ

Mua nhà không sổ đỏ?

BÍ MẬT TUYỆT VỜI ĐŨA TRE

BÍ MẬT TUYỆT VỜI ĐŨA TRE
KHỎE TẠI NHÀ

Categories

Bí kíp cho bà mẹ trẻ

Bí kíp cho bà mẹ trẻ
Nhiều sữa hơn cho bé

Mua nhà Hà Nội đẹp, rẻ, an toàn

Mua nhà Hà Nội đẹp, rẻ, an toàn
Có ngân hàng bảo đảm

Tham khảo Tử vi năm ĐINH DẬU 2017

Tham khảo Tử vi năm ĐINH DẬU 2017
Chút tâm linh cho ai cần năm ĐINH DẬU 2017

Tại sao khi uống BIA

Tại sao khi uống BIA
anh em hay nghĩ đến PHỤ NỮ ĐẸP?

Muốn làm mọi thứ thế nào, vào Google và gõ cái này là ra

Muốn làm mọi thứ thế nào, vào Google và gõ cái này là ra
làm thế nào, sao phải hỏi

Khi NĐT chung cư chọn VITC để giảm tới 20%

Khi NĐT chung cư chọn VITC để giảm tới 20%
Tiền trần sàn giảm tới 20%

1.5 tỷ nhà ở luôn Q.Đống Đa,nhà mặt đất, ngõ rộng

1.5 tỷ nhà ở luôn Q.Đống Đa,nhà mặt đất, ngõ rộng
30tr/m2, sổ đỏ, mới hoàn thiện, phố Trường Chinh

Đại hội quảng cáo lớn nhất năm 2013

Đại hội quảng cáo lớn nhất năm 2013
Đại hội quảng cáo châu Á lần thứ 28 sau hơn 50 năm được tổ chức lần đầu tại Việt Nam tháng 11/2013 >> click ảnh trên

Những tác dụng TUYỆT VỜI của OZONE

Những tác dụng TUYỆT VỜI của OZONE
Mua máy OZONE tại VN ở đâu?