Người Nhật dạy con thông minh như thế nào? (2-3 tuổi)
Trẻ trong độ tuổi từ 2-3 có rất nhiều thay đổi trong quá trình phát triển, từ biểu lộ cảm xúc, đến các hành động thường ngày. Đây là độ tuổi mà các mẹ thường gọi là “tuổi ẩm ương” nhất. Vì trẻ bắt đầu có mong muốn thể hiện mình, muốn được làm những việc mình thích, cảm xúc của bé lại thay đổi khá thất thường. Để có thể giải quyết khúc mắc làm thế nào để dạy con khoa học trong giai đoạn này. Megamart xin giới thiệu cho các mẹ cách dạy con thông minh của người Nhật giai đoạn 2-3 tuổi.
Các đặc điểm chính trong cách dạy con của người Nhật trong giai đoạn này, hướng đến 3 vấn đề chính đó là khả năng vận động, kỹ năng ngôn ngữ và những kỹ năng cơ bản đầu đời.
Dạy con kiểu Nhật là tập cho trẻ vận động
Ở độ tuổi này, các bé bắt đầu phát triển mạnh hơn về hoạt động thể chất, bé có thể tự tin hơn trong những bước đi, di chuyển, do đó các mẹ cần phải rèn cho bé thói quen tập đi, để bé có thể chập chững đi bằng đôi chân của mình. Hằng ngày các mẹ nên cho bé đi bộ nhiều nhất có thể. Nếu bé không được vận động, mà suốt ngày được bế, ngồi xe đẩy thì càng làm cảm giác ức chế vì hạn chế vận động của bé lên cao. Ngoài việc cho bé đi trên đường bằng phẳng như sàn nhà thông thường, các mẹ cần phải tập cho bé đi trên bậc cầu thang, cầu dốc,.. và đương nhiên là có sự dìu đỡ của cha mẹ, tránh những chấn thương đáng tiếc có thể xảy ra. Nếu bé nhà bạn cứng cáp hơn, có thể cho bé làm quen với trò nhảy trên tấm đệm, cũng rất có tác dụng. Chỉ khi được rèn luyện kỹ năng vận động như thế thì trẻ sau này mới có thể trở thành người có thể chất tốt.
Phát triển khả năng ngôn ngữ
Đặc điểm phát triển ngôn ngữ ở trẻ giai đoạn này khá đặc biệt. Cũng giống như dấu hiệu về nhu cầu vận động, trẻ bắt đầu phát triển khả năng về ngôn ngữ một cách đột phá. Theo đó, trẻ đã bắt đầu phản ứng được trước những câu hỏi của bố mẹ, người xung quanh. Bé đã có thể nói được một số lượng từ nhất định, thông thường là vào khoảng 500-900 từ. Với số lượng từ vựng nhỏ bé này, bé đã bắt đầu nói được một số câu hoàn chỉnh hơn, từ 2-3 câu có nghĩa. Đặc điểm đó phát sinh nhu cầu giao tiếp trong trẻ, ban đầu có thể nhiều câu người xung quanh không thể hiểu được, thậm chí việc nhầm lần về cách xưng hô vẫn là chuyện thường thấy ở độ tuổi này. Tuy nhiên, đừng vì thế mà trở lên lo lắng vì bé còn đang hoàn thiện ngôn ngữ của mình mà.
Bên cạnh khả năng giao tiếp với người xung quanh, bé cũng đã tự đặt khái niệm về các đồ dùng vận dụng trong nhà, biết phân biệt được sự khác nhau về kích thước: dài ngắn, rộng hẹp.
Dựa vào những biểu hiện trong phát triển ngôn ngữ của trẻ mà các mẹ cần có điều chỉnh về phương pháp dạy con mình. Ngôn ngữ, cách nói mà các mẹ thường giao tiếp với con mình thời kỳ trước đó không còn phù hợp nữa. Lúc này, mẹ phải nói với bé bằng giọng chuẩn, như cách chúng ta nói trong cuộc sống hằng ngày, để trẻ không bị hiểu nhầm về cách nói của trẻ sơ sinh với ngôn ngữ sau này, nhiều trẻ trong giai đoạn này thường nói ngọng, các mẹ cần sửa chữa ngay cho con mình, không để tiếp diễn dẫn đến tình trạng nói ngọng của bé sau này.
Để hoàn thiện hơn khả năng ngôn ngữ ở trẻ, các mẹ có thể thực hiện các phương pháp:
- Tạo cho bé vốn từ nhất định: Công việc này tưởng như phức tạp, nhưng thực tế lại vô cùng đơn giản, có thể làm từ những việc hằng ngày như tắm giặt, ăn cơm. Giới thiệu cho bé các bộ phận trên cơ thể, hay đồ vật sử dụng trong bữa ăn và yêu cầu bé nhắc lại theo cách phát âm chuẩn. Sau đó có thể hỏi ngược lại bé, chỉ vào từng bộ phận trong cơ thể “Đây là cái gì? Con muốn mẹ tắm cái gì trước”…
- Chơi trò chơi ngôn ngữ: độ tuổi này hoàn toàn thích hợp việc áp dụng trò chơi ngôn ngữ đối với trẻ, trẻ có thể phân biệt được màu sắc, hình dáng nhân vật nên các mẹ hoàn toàn có thể hỏi các câu như: “Con gì là đồ chơi màu vàng, vẫn hay thả trong bồn tắm”, hay “cái gì dùng để lau người sau khi tắm”,…
- Đọc sách: trẻ 2-3 tuổi có nhu cầu tiếp thu kiến thức bên ngoài rất cao, do đó các mẹ cần mua thật nhiều sách, truyện, đặc biệt là truyện tranh cho con. Bé không chỉ dừng lại ở việc xem tranh, mà còn cần phải làm quen hơn đến sách và chữ viết, bên cạnh đó, khoảng thời gian trước khi đi ngủ cũng là lúc mẹ cần đọc cho con những câu chuyện hay, những bài học thực tế mà sau này bé có thể gặp phải.
- Bên cạnh đó, các mẹ nên tạo điều kiện cho bé được tiếp xúc với chữ viết càng nhiều càng tốt, như dán tên của bé gần nơi bé ngủ. Viết các sticky note rồi dán lên các đồ vật bé thường sử dụng.
Dạy bé cách làm việc cá nhân
Trẻ từ 2-3 tuổi đã bắt đầu làm được nhiều việc trong nhà, tự đi vệ sinh, rửa tay sau khi đi vệ sinh, cài khuy áo, buộc dây giầy, thậm chí là tự mặc quần áo,… là những chuyện bình thường đối với trẻ em Nhật Bản, vì bé đã được mẹ hướng dẫn cách làm và bắt đầu học hỏi từ khi lên 2 tuổi, và 3 tuổi đã trở lên thành thạo hơn rất nhiều, mà không cần có sự giúp đỡ của người thân.
Ngoài làm được việc cá nhân, bé còn có thể giúp được cha mẹ làm việc nhà đơn giản, như lau bàn, lấy các vật nhỏ theo lời “sai vặt” của bố mẹ. Trẻ trong độ tuổi này vốn ham học hỏi, lại có khả năng ghi nhớ khá tốt, nên việc làm được một số việc ban đầu sẽ là độc lực lớn giúp bé hoàn thiện hơn.
Để giúp trẻ có động lực thực hiện các công việc đơn giản kia, cần có sự giúp sức cực kỳ quan trọng của các mẹ, từ việc làm mẫu cho bé cách thực hiện, đến hướng dẫn bé cách làm, rồi sử sai khi bé không làm đúng cách. Đặc biệt là người xung quanh không được chê bai, nếu bé làm sai cách. Bởi chỉ vì một câu chê có thể “vùi dập” quyết tâm học hỏi, tìm tòi trong trẻ, ảnh hưởng rất lớn đến sự tự tin lẫn rào cản thực hiện công việc sau này ở trẻ.
Trẻ 2 tuổi cũng đã biết cách xắp xếp đồ chơi. Do đó các mẹ nên tạo điều kiện để con mình thu dọn lại “chiến trường” sau khi kết thúc thời gian chơi của trẻ. Làm các tủ, giá đựng đồ chơi ở tầm thấp, dễ dàng lấy ra cất vào để trẻ tiện lợi hơn trong quá trình thu dọn của mình.
Hoàn thiện khả năng ghi nhớ
2 tuổi là độ tuổi mà khả năng ghi nhớ có thể làm các bậc phụ huynh sửng sốt. Nếu mẹ nào đã có điều kiện xem chương trình những em bé thiên tài của Nhật Bản thì sẽ thấy rõ được điều đó. Trẻ có thể bộc lộ khả năng này sớm hay muộn còn phụ thuộc vào cách nuôi dạy của gia đình và cơ hội để bé có thể thể hiện điều đó. Theo tác giả Ibuka Masaru – người biên tập ra những cuốn sách về phương pháp dạy con của người Nhật Bản, cũng đồng thời là sáng lập của tập đoàn công nghệ Sony cho rằng: “Giai đoạn 2 tuổi là giai đoạn thiết lập năng lực cơ sở ở trẻ nhỏ, nếu được dạy đỗ những điều hữu ích, thì sau này bé sẽ có khả năng phát triển toàn diện về mọi mặt”. Và khẳng trẻ 2 tuổi chính là thiên tài. Thế mới hiểu hết được vai trò của giáo dục trẻ 2-3 tuổi đến sự phát triển sau này của bé.
Các mẹ có nhiều trò chơi khác nhau giúp bé phát huy được khả năng này như:
- Trò chơi tráo hộp: đặt 5 hộp trên bàn, cho vào 3 hộp vật gì đó, tráo lên sau đó yêu cầu trẻ tìm ra hộp có vật bên trong. Nếu trẻ đã đoán hết được các hộp cần tìm, các mẹ có thể tăng độ khó bằng việc tăng số hộp trống, giảm số hộp có chứa vật.
- Trò chơi ghi nhớ lại: Ở độ tuổi này, bé cần được làm quen hơn với môi trường bên ngoài, tìm hiểu thế giới xung quanh, thông qua các cuộc đi chơi, dạo công viên, đường phố bé sẽ có được những trải nghiệm thú vị. Kết thúc hành trình đó nói chuyện lại với bé về những gì đã được quan sát. Mặc dù chỉ có thể kể được những chi tiết đơn giản và khá ít, tuy nhiên nó tác động khá tốt đến khả năng ghi nhớ của trẻ, dựa theo phương pháp ghi nhớ và liên tưởng bằng hình ảnh, mà theo như các chuyên gia giáo dục là hữu ích với mọi đối tượng, kể cả người theo học ngoại ngữ.
Có thể thấy được mẹ Nhật tỷ mỉ thế nào trong việc sử dụng các phương pháp giáo dục con mình. Đặc biệt là giai đoạn 2-3 tuổi là giai đoạn tiền đề ảnh hưởng khá nhiều đến sự phát triển sau này của trẻ. Các mẹ có phương pháp giáo dục nào hợp lý cho con mình hay tham khảo phương pháp giáo dục của mẹ Nhật. Quyết định này cũng chính là lựa chọn cho tương lai của con mình đấy.!
0 comments:
Đăng nhận xét