NGƯỜI HÙNG - ĐÁM ĐÔNG - ĐỘI NGŨ &
CÂU CHUYỆN “VĂN HÓA DOANH NGHIỆP”
Không phải quy chế, không phải kỷ luật, càng không phải là một ông chủ khó tính luôn xét nét, thúc ép nhân viên, nhưng lại có thể biến nhân viên, kể cả những người “cứng đầu”, trở thành những “công dân” tự giác làm việc hết mình, những “đại sứ” mang trong mình “màu cờ sắc áo”, “bản tính”, “bản sắc” của công ty. Công cụ đó chỉ có thể là Văn hóa doanh nghiệp (VHDN)!
Là lãnh đạo, đã bao giờ bạn tự vấn rằng mình đang “quản trị” hay “cai trị” doanh nghiệp (DN)? Đương nhiên, câu trả lời ai cũng muốn là “Quản trị”. Tuy nhiên, thực tế không phải lúc nào cũng như chúng ta mong muốn! Chính công cụ bạn sử dụng trong quá trình quản lý, điều hành DN sẽ nói lên bạn là ai: “nhà quản trị” hay “kẻ cai trị”!
Dưới góc nhìn của quản trị kinh doanh hiện đại, nếu quản lý DN bằng quyền lực, mệnh lệnh thì gọi là “cai trị” còn dùng quy chế và văn hóa thì gọi là “quản trị”. Thực tế DN cho thấy mọi biện pháp cai trị, cho dù bằng mệnh lệnh, quy định hay bằng kiểm tra, kiểm soát hoặc thậm chí gây sức ép, đe dọa, đều chỉ có giá trị nhất thời, tạo ra một lớp “thần dân” chỉ biết làm việc theo mệnh lệnh, bằng mặt nhưng không bằng lòng. Ngược lại, nếu biết dùng “quy chế” và “văn hóa” thì người đứng đầu công ty sẽ biến “đám đông” thành một “đội ngũ”, một “lực lượng”, sẽ biến “nhân viên của công ty” thành “người của công ty”. Khi đó, mỗi nhân viên sẽ hiểu, chia sẻ hoài bão, sứ mệnh và giá trị của công ty, từ đó chung sức, chung lòng chiến đấu cho sự phát triển và trường tồn của công ty.
Rõ ràng “quản trị”, chứ không phải “cai trị”, là điều mà mọi lãnh đạo doanh nghiệp đều mong muốn hướng tới. Để có thể triển khai mô hình này thì phải cần tới nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là VHDN. Thêm nữa, một người đứng đầu doanh nghiệp sẽ là nhà quản trị (chứ không phải kẻ cai trị), nhà lãnh đạo (chứ không chỉ là sếp) khi ông ta thấm nhuần triết lý lãnh đạo, trong đó coi công việc của lãnh đạo là “TẠO RA NGƯỜI HÙNG chứ KHÔNG PHẢI TRỞ THÀNH NGƯỜI HÙNG”, là “kiến tạo ĐỘI NGŨ chứ không phải duy trì ĐÁM ĐÔNG”. Và công cụ không thể không dùng đến trong quá trình này chính là VHDN.
Như vậy, có thể kết luận rằng sẽ không thể có “quản trị” nếu lãnh đạo DN không có hiểu biết sâu sắc về VHDN.
Mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có những bản tính và bản sắc khác nhau, có những chuẩn mực hành xử khác nhau, do đó sẽ có văn hóa khác nhau. Không có doanh nghiệp nào lại không có văn hóa, vấn đề là văn hóa kiểu gì mà thôi. Cũng như vậy, không có cái gọi là văn hóa tốt, văn hóa xấu mà chỉ có văn hóa phù hợp hay không phù hợp; góp phần thúc đẩy, phát triển hay kìm hãm, kéo lùi doanh nghiệp.
Vậy VHDN là gì? Xây dựng VHDN như thế nào? Kết quả của quá trình xây dựng VHDN là gì và đo lường ra sao? Làm sao để có thể kiến tạo một đội ngũ chung sức chung lòng chiến đấu cho sự phát triển và lớn mạnh của DN?...
Những câu hỏi hóc búa này sẽ được giải đáp thỏa đáng trong chương trình đào tạo Văn hóa doanh nghiệp do Trường Doanh Nhân PACE nghiên cứu, thiết kế. Đây là một trong những chương trình đào tạo đặc biệt nhất, quan trọng nhất mà PACE đã triển khai hết sức thành công trong suốt gần một thập kỷ qua.
Tags:Tại sao phải là CÂU CHUYỆN “VĂN HÓA DOANH NGHIỆP”,làm thế nào,làm thế nào hàng ngày
0 comments:
Đăng nhận xét