Saigon Co.op, Masan cũng đấu thầu mua Big C
Không chỉ các tập đoàn lớn của nước ngoài muốn thâu tóm Big C ở Việt Nam mà các doanh nghiệp trong nước như Massan và Saigon Co.op cũng tham gia vào cuộc đua mua lại hệ thống bán lẻ này.
ảnh minh họa
BáoWall Street Journaldẫn một nguồn tin cho biết hệ thống Co.opmart của Saigon Co.op và tập đoàn Masan là hai trong số những tập đoàn đã nộp đơn tham gia đấu thầu mua lại hệ thống bán lẻ Big C ở Việt Nam của tập đoàn Casino (Pháp).
Một nguồn tin riêng củaTBKTSG Onlinecho biết trong cuộc chạy đua mua lại hệ thống Big C ở Việt Nam (gồm 33 siêu thị, 10 cửa hàng tiện lợi và trang thương mại điện tử Cdiscount.vn) còn có một tập đoàn lớn trong nước khác nhưng không tiện nêu tên.Wall Street Journalcũng dẫn một nguồn tin rằng đã có đơn vị tham gia đấu thầu mua Big C Việt Nam định giá hệ thống siêu thị này ở mức hơn 1 tỉ euro.
Vòng đấu thầu đầu tiên của thương vụ này đã được các nhà đầu tư nộp hồ sơ trước hạn chót mà tập đoàn Casino đưa ra là ngày 10-3 rồi. Hiện tại, Casino đang xem xét hồ sơ của năm đơn vị đấu thầu, và các đơn vị này sẽ phải đưa ra các kế hoạch tài chính đầy đủ trước thời điểm giữa tháng Tư, theoWall Street Journal.Bên cạnh các doanh nghiệp Việt Nam, trong thương vụ bán chuỗi Big C ở Việt Nam, Casino đang nhận được rất nhiều lời đề nghị mua lại từ các tập đoàn lớn trên thế giới. Bên cạnh Lotte Group (Hàn Quốc), Central Group, TCC Holding (cùng của Thái Lan), các báo quốc tế cho biết còn có "đại gia" bán lẻ của Nhật Bản là tập đoàn Aeon.
Bloomberg trích lời một nguồn tin thân cận cho biết tập đoàn Aeon cũng là một trong số rất nhiều nhà đầu tư đã tham gia dự thầu vòng thứ nhất của Casino. Như vậy, giờ đây đã rõ Aeon đã chính thức tham gia cuộc đua trong thương vụ này và hiện được giới phân tích đánh giá là một trong những đối thủ rất mạnh so với ba doanh nghiệp trong nước cũng như một số tập đoàn nước ngoài khác.
Aeon đã mở ba trung tâm mua sắm lớn ở TPHCM, Hà Nội và Bình Dương và sắp mở thêm một trung tâm nữa tại TPHCM với vốn đầu tư khoảng 500 triệu đô la Mỹ. Mục tiêu ban đầu của Aeon là sẽ mở rộng đầu tư để đạt con số 20 trung tâm mua sắm lớn tại Việt Nam đến năm 2020.
Việt Nam đang được đánh giá là một trong những thị trường bán lẻ tiềm năng nhất trong khu vực Đông Nam Á với doanh số khoảng 110 tỉ đô la Mỹ vào năm ngoái, khiến nhiều nhà bán lẻ thế giới quan tâm đến Việt Nam. Trong khi đó, thâu tóm được hệ thống Big C ở Việt Nam là niềm khao khát của nhiều nhà bán lẻ. Đây chính là giá trị lớn của Big C.
Một lợi thế khác của Big C là bán lẻ trực tiếp đến tay người tiêu dùng với chuỗi kinh doanh phủ nhiều tỉnh thành, đón hơn 50 triệu lượt khách mua sắm mỗi năm, trong đó 2,8 triệu khách hàng thành viên là “tài sản” rất lớn cho bất cứ nhà bán lẻ nào.
Mặt khác, Big C tuy đứng nhì về độ phủ điểm bán trên cả nước sau Co.opMart (hơn 80 điểm bán) nhưng đang dẫn đầu thị trường miền Bắc. Big C lại đang có một lượng lớn nhà cung cấp hàng hóa giá tốt giúp chuỗi này có thể đưa ra khẩu hiệu bán hàng “giá rẻ mọi nhà”, một đội ngũ nhân sự 9.000 nhân viên trên cả nước đã được tích lũy kinh nghiệm.
Theo Blooberg, tập đoàn Casino có kế hoạch sẽ sớm mở thầu vòng thứ 2 của thương vụ này.
Casino hiện đang bán tài sản tại châu Á, Mỹ Latin để trang trải nợ nần và dồn sức vào hoạt động kinh doanh tại Pháp giữa bối cảnh chi tiêu tại thị trường quê nhà này đang suy yếu. Trong tháng 2, Casino đã bán Big C Thái Lan cho TCC Holding với giá 3,1 tỉ euro.
Cuối năm 2015, Casino Group (Pháp) - đơn vị sở hữu thương hiệu Big C Việt Nam, thông báo kế hoạch tái cơ cấu tài chính nhằm giảm nợ năm 2016, trong đó có đề cập đến việc bán chuỗi siêu thị Big C ở Việt Nam - thị trường hãng không coi là trọng điểm. Hồi tháng 1, Casino cho biết muốn huy động 4 tỉ euro thông qua bán mảng kinh doanh tại Colombia, Thái Lan và Việt Nam.
Một nguồn tin riêng củaTBKTSG Onlinecho biết trong cuộc chạy đua mua lại hệ thống Big C ở Việt Nam (gồm 33 siêu thị, 10 cửa hàng tiện lợi và trang thương mại điện tử Cdiscount.vn) còn có một tập đoàn lớn trong nước khác nhưng không tiện nêu tên.Wall Street Journalcũng dẫn một nguồn tin rằng đã có đơn vị tham gia đấu thầu mua Big C Việt Nam định giá hệ thống siêu thị này ở mức hơn 1 tỉ euro.
Vòng đấu thầu đầu tiên của thương vụ này đã được các nhà đầu tư nộp hồ sơ trước hạn chót mà tập đoàn Casino đưa ra là ngày 10-3 rồi. Hiện tại, Casino đang xem xét hồ sơ của năm đơn vị đấu thầu, và các đơn vị này sẽ phải đưa ra các kế hoạch tài chính đầy đủ trước thời điểm giữa tháng Tư, theoWall Street Journal.Bên cạnh các doanh nghiệp Việt Nam, trong thương vụ bán chuỗi Big C ở Việt Nam, Casino đang nhận được rất nhiều lời đề nghị mua lại từ các tập đoàn lớn trên thế giới. Bên cạnh Lotte Group (Hàn Quốc), Central Group, TCC Holding (cùng của Thái Lan), các báo quốc tế cho biết còn có "đại gia" bán lẻ của Nhật Bản là tập đoàn Aeon.
Bloomberg trích lời một nguồn tin thân cận cho biết tập đoàn Aeon cũng là một trong số rất nhiều nhà đầu tư đã tham gia dự thầu vòng thứ nhất của Casino. Như vậy, giờ đây đã rõ Aeon đã chính thức tham gia cuộc đua trong thương vụ này và hiện được giới phân tích đánh giá là một trong những đối thủ rất mạnh so với ba doanh nghiệp trong nước cũng như một số tập đoàn nước ngoài khác.
Aeon đã mở ba trung tâm mua sắm lớn ở TPHCM, Hà Nội và Bình Dương và sắp mở thêm một trung tâm nữa tại TPHCM với vốn đầu tư khoảng 500 triệu đô la Mỹ. Mục tiêu ban đầu của Aeon là sẽ mở rộng đầu tư để đạt con số 20 trung tâm mua sắm lớn tại Việt Nam đến năm 2020.
Việt Nam đang được đánh giá là một trong những thị trường bán lẻ tiềm năng nhất trong khu vực Đông Nam Á với doanh số khoảng 110 tỉ đô la Mỹ vào năm ngoái, khiến nhiều nhà bán lẻ thế giới quan tâm đến Việt Nam. Trong khi đó, thâu tóm được hệ thống Big C ở Việt Nam là niềm khao khát của nhiều nhà bán lẻ. Đây chính là giá trị lớn của Big C.
Một lợi thế khác của Big C là bán lẻ trực tiếp đến tay người tiêu dùng với chuỗi kinh doanh phủ nhiều tỉnh thành, đón hơn 50 triệu lượt khách mua sắm mỗi năm, trong đó 2,8 triệu khách hàng thành viên là “tài sản” rất lớn cho bất cứ nhà bán lẻ nào.
Mặt khác, Big C tuy đứng nhì về độ phủ điểm bán trên cả nước sau Co.opMart (hơn 80 điểm bán) nhưng đang dẫn đầu thị trường miền Bắc. Big C lại đang có một lượng lớn nhà cung cấp hàng hóa giá tốt giúp chuỗi này có thể đưa ra khẩu hiệu bán hàng “giá rẻ mọi nhà”, một đội ngũ nhân sự 9.000 nhân viên trên cả nước đã được tích lũy kinh nghiệm.
Theo Blooberg, tập đoàn Casino có kế hoạch sẽ sớm mở thầu vòng thứ 2 của thương vụ này.
Casino hiện đang bán tài sản tại châu Á, Mỹ Latin để trang trải nợ nần và dồn sức vào hoạt động kinh doanh tại Pháp giữa bối cảnh chi tiêu tại thị trường quê nhà này đang suy yếu. Trong tháng 2, Casino đã bán Big C Thái Lan cho TCC Holding với giá 3,1 tỉ euro.
Cuối năm 2015, Casino Group (Pháp) - đơn vị sở hữu thương hiệu Big C Việt Nam, thông báo kế hoạch tái cơ cấu tài chính nhằm giảm nợ năm 2016, trong đó có đề cập đến việc bán chuỗi siêu thị Big C ở Việt Nam - thị trường hãng không coi là trọng điểm. Hồi tháng 1, Casino cho biết muốn huy động 4 tỉ euro thông qua bán mảng kinh doanh tại Colombia, Thái Lan và Việt Nam.
Tin tức nguồn: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1417887#ixzz438yIOQqP
doc tin tuc xaluan.com
0 comments:
Đăng nhận xét