Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2016

Hà Nội nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài

Thứ Sáu, 22/04/2016, 06:01:40
 Font Size:     |        Print
Ba tháng đầu năm nay, thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Thủ đô tăng mạnh, đưa Hà Nội trở thành địa phương đứng đầu cả nước về lĩnh vực này. Thành phố đang nỗ lực tạo sức hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư nước ngoài, nâng sức cạnh tranh và quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư, phấn đấu dẫn đầu cả nước trong thời gian tới.
Những tín hiệu vui

Cuối tháng 3 vừa qua, Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam thuộc Tập đoàn Samsung đã được lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án xây dựng Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Samsung tại Khu đô thị nam đường vành đai 3 trên địa bàn phường Đại Kim, quận Hoàng Mai. Với tổng vốn đầu tư 300 triệu USD, dự án khi hoàn thành sẽ triển khai các hoạt động nghiên cứu và phát triển các sản phẩm điện, điện tử và viễn thông công nghệ cao, tạo việc làm cho khoảng 4.000 lao động, đóng góp lớn cho kim ngạch xuất khẩu của thành phố. Ngay sau khi nhận được giấy chứng nhận đầu tư, Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam Han Myoung Sup đã bày tỏ sự phấn khởi vì đã nhanh chóng được phép triển khai đầu tư và cam kết sẽ tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành dự án đúng tiến độ.

Trước đó không lâu, Tập đoàn AEON Nhật Bản đã khai trương Trung tâm thương mại AEON Mall Long Biên nằm trên địa bàn phường Thạch Bàn, quận Long Biên, tổng vốn đầu tư 200 triệu USD. Công trình lớn với nhiều hạng mục như trung tâm thương mại, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi, văn phòng cho thuê, khu thể thao..., tọa lạc ngay tại cửa ngõ đông bắc Thủ đô, trở thành địa chỉ mua sắm, vui chơi giải trí hiện đại, sầm uất của người dân Thủ đô. Vào các ngày cuối tuần, ngày lễ, mỗi ngày trung tâm này đón khoảng 170 nghìn lượt khách, các ngày trong tuần thu hút khoảng 60 nghìn lượt khách/ngày.
Những năm gần đây, Hà Nội có sự chuyển biến rõ rệt trong cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các dự án đầu tư nước ngoài. Năm 2015, thành phố thu hút 1.637 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 7,5 tỷ USD từ 72 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng thứ ba cả nước. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã đóng góp khoảng 15% tổng vốn đầu tư xã hội, chiếm tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong các thành phần kinh tế (khoảng 49,5%), tạo nhiều việc làm, góp phần nâng cao mức sống người dân. Nhiều dự án, công trình tạo điểm nhấn quan trọng diện mạo Thủ đô và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Riêng trong quý I - 2016, Hà Nội thu hút hơn 810 triệu USD của 110 dự án FDI cấp mới và tăng vốn, gấp năm lần so với cùng kỳ năm 2015, đưa Hà Nội dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài.
Tập trung cải thiện môi trường đầu tư
Có được kết quả nêu trên là nhờ thời gian qua Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư. Trước hết, thành phố yêu cầu các sở, ngành liên quan rà soát các văn bản, quy định để đơn giản hóa, loại bỏ các thủ tục không cần thiết, giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, đẩy mạnh liên thông và ứng dụng công nghệ thông tin. Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh số 1 (Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội) Phạm Thị Kim Tuyến cho biết, mỗi ngày, tại ba phòng đăng ký kinh doanh của Sở tiếp nhận khoảng 1.000 bộ hồ sơ xin đăng ký thành lập doanh nghiệp. Mặc dù tốc độ xử lý công việc khá nhanh, trung bình sáu phút là xử lý xong một bộ hồ sơ, nhưng hầu như ngày nào cán bộ bộ phận “Một cửa” cũng phải làm thêm giờ để hoàn thành công việc. Thành phố đã giảm thời gian giải quyết thủ tục thành lập mới doanh nghiệp từ năm ngày làm việc xuống còn ba ngày. Theo Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực từ 1-7-2015, thời hạn để cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được rút từ năm ngày xuống còn ba ngày. Nhưng ngay từ 1-1-2015, Hà Nội đã triển khai thực hiện quy định này, trước cả nước sáu tháng. Đồng thời, đẩy mạnh việc đăng ký doanh nghiệp qua mạng in-tơ-nét nhằm tiết kiệm thời gian, nhân lực, phấn đấu năm 2016 số hồ sơ đăng ký qua mạng đạt tỷ lệ từ 40% đến 50%. Chị Nguyễn Minh Nguyệt, cán bộ Ngân hàng TNHH Indovina IVB nhận xét, trước đây khi làm thủ tục, doanh nghiệp phải đến Sở Kế hoạch và Đầu tư để xếp hàng, lấy số, chờ tới lượt nhận kết quả. Nhưng bây giờ chỉ cần với mã số nội bộ ghi trên giấy hẹn, doanh nghiệp có thể tra cứu kết quả ngay trên Cổng thông tin quốc gia. Nhờ đó mà không mất nhiều thời gian đi lại, chờ đợi.

Môi trường quản lý thuế cũng có cải tiến rõ rệt qua từng năm; công tác hỗ trợ người nộp thuế được đẩy mạnh. Hà Nội là đơn vị đầu tiên hoàn thành vượt chỉ tiêu nộp hồ sơ kê khai thuế qua mạng in-tơ-nét do Tổng cục Thuế giao, với tỷ lệ doanh nghiệp kê khai thuế qua mạng đạt 98,08%; tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký nộp thuế điện tử đạt 96,3%.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội cùng các sở, ngành chủ động đối thoại, tiếp xúc với các doanh nghiệp nước ngoài để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và kêu gọi đầu tư. Giám đốc Công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam (doanh nghiệp có 100% vốn Nhật Bản) Ta-ke-mi Mi-a-mô-tô ghi nhận: “Trong thời gian làm việc tại Hà Nội, doanh nghiệp đã được hỗ trợ rất nhiều. Thành phố đã quan tâm và triển khai nhiều dự án xây dựng các khu nhà ở, trường học quanh khu vực nhà máy để công nhân yên tâm làm việc lâu dài, giúp cho doanh nghiệp ổn định nhân sự”.
Từ đầu năm đến nay, nhiều đoàn công tác do Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố dẫn đầu đã làm việc trực tiếp với nhiều khu công nghiệp, chế xuất trên địa bàn; gặp gỡ, đối thoại với các doanh nghiệp trong các hội nghị xúc tiến đầu tư, du lịch... Qua đó, nhiều vướng mắc lâu nay đã được giải quyết, mang lại hiệu quả rõ rệt. Đơn cử, sau nhiều năm kiến nghị dành khu đất để xây dựng trạm xăng và bãi đỗ xe trong khu công nghiệp nhưng không được giải quyết, mới đây, sau cuộc làm việc trực tiếp giữa lãnh đạo thành phố và đại diện Khu công nghiệp Thăng Long (huyện Đông Anh), Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ký ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết, nhằm bổ sung quỹ đất với chức năng cung cấp xăng dầu và bãi đỗ xe để phục vụ hoạt động của cán bộ, công nhân lao động khu công nghiệp.
Tuy đã có nhiều nỗ lực và kết quả đáng ghi nhận, nhưng so với tiềm năng, vị thế thì môi trường đầu tư, kinh doanh của Hà Nội vẫn chưa đạt được như kỳ vọng. Một số doanh nghiệp nước ngoài làm ăn tại thành phố vẫn bức xúc vì thủ tục hành chính rườm rà, nhất là thủ tục liên quan đất đai, cũng như sự thiếu đồng bộ về cơ sở hạ tầng vùng Thủ đô.
Tổng Giám đốc Công ty TNHH Khu công nghiệp Thăng Long Ma-sai-a-su Ốt-su-ka nêu thực trạng: “Trong Khu công nghiệp Thăng Long hiện vẫn còn năm doanh nghiệp chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mặc dù hồ sơ đã hoàn thiện từ lâu. Nhiều thủ tục không cần thiết gây lãng phí cho doanh nghiệp như giấy phép điều chỉnh cục bộ chức năng, quy hoạch trong Khu công nghiệp khi không thay đổi các chỉ tiêu quy hoạch, đấu nối hạ tầng… Nhiều cán bộ trực tiếp hướng dẫn các doanh nghiệp chưa chi tiết, cụ thể. Một số đợt thanh tra, kiểm tra còn trùng nhau về nội dung, khiến doanh nghiệp mất nhiều thời gian, công sức chuẩn bị, tiếp đón, ảnh hưởng hoạt động của doanh nghiệp”.
Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam An-đô Ken-gô đưa ra một số kiến nghị như các quy định về thủ tục nhập cảnh, giấy phép kinh doanh, thủ tục về thuế cần được đổi mới hơn, cắt giảm các thủ tục hành chính rườm rà làm mất thời gian, ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, Hà Nội cần mở rộng liên kết với các tỉnh, thành phố lân cận để tạo ra mạng lưới phát triển thương mại, du lịch rộng hơn, nhất là đồng bộ cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, giá thuê đất nói chung và giá thuê đất có hạ tầng tại các khu, cụm công nghiệp của Hà Nội cao hơn các địa phương lân cận khoảng từ 1,5 đến hai lần, khiến việc thu hút đầu tư các dự án mới gặp khó khăn. Nhiều nhà đầu tư lớn đã chuyển hướng đầu tư sang các tỉnh như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.
Ưu tiên các dự án sử dụng công nghệ cao
Xuất phát từ thực tiễn và kết quả công tác thu hút đầu tư nước ngoài thời gian qua, Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ 16 xác định: “Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo bước chuyển biến mạnh về kỷ luật, kỷ cương, ý thức, trách nhiệm, chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức; cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy, nâng cao hiệu quả đầu tư và sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thủ đô” là một trong ba khâu đột phá của nhiệm kỳ 2015 - 2020. Từ đó, xây dựng chương trình “Đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh, bền vững” là một trong tám chương trình công tác lớn của cả nhiệm kỳ 2016 - 2020 để thực hiện mục tiêu nêu trên.
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Nguyễn Văn Tứ cho biết, thành phố sẽ đổi mới chính sách thu hút đầu tư nước ngoài theo hướng chọn lọc, tập trung vào chất lượng thay vì số lượng. Hỗ trợ thủ tục hành chính thuận lợi nhất cho các dự án có chất lượng, quy mô lớn, có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ cao, công nghệ sinh học... Đồng thời, hoàn thiện kết cấu cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu và phát triển các dịch vụ hiện đại. Thành phố sẽ xây dựng chính sách phát triển riêng đối với một số ngành cụ thể, nhất là những sản phẩm có tính cạnh tranh cao, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia, từ đó xây dựng, phát triển hệ thống các ngành, doanh nghiệp phụ trợ.
Đồng thời, từ cấp lãnh đạo cho tới cán bộ từng cơ quan, đơn vị của thành phố đều thể hiện quyết tâm thay đổi, không chỉ “hỗ trợ” doanh nghiệp mà còn là “phục vụ” doanh nghiệp và người dân. Trong chỉ đạo, điều hành, cần triển khai quyết liệt, sâu sát với phương châm năm rõ (rõ người, rõ việc, rõ quy trình, rõ trách nhiệm và rõ hiệu quả). Thành phố sẽ cải thiện toàn diện các yếu tố tác động đến môi trường kinh doanh, khắc phục các hạn chế, yếu kém, qua đó nâng cao vị trí xếp hạng về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh; cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI. Phấn đấu tới năm 2020, Hà Nội nằm trong nhóm năm địa phương dẫn đầu cả nước về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nói riêng làm ăn thành công và lâu dài trên địa bàn.
Các chuyên gia dự báo, khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) chính thức có hiệu lực, cùng với nhiều hiệp định thương mại tự do khác, sẽ có một làn sóng đầu tư nước ngoài mới chuyển dịch về Việt Nam. Do đó, hơn lúc nào hết, thành phố Hà Nội phải tận dụng thời gian, tạo ra những chuyển biến rõ nét nhất để sẵn sàng đón nhận, tận dụng các nguồn lực này phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước.
Tags: Hà Nội thu hút đầu tư nước ngoài bằng nhiều cách,làm thế nào hàng ngày,làm thế nào

NGUYÊN TRANG

0 comments:

Đăng nhận xét

BÁN TÒA VĂN PHÒNG GẤP

BÁN TÒA VĂN PHÒNG GẤP
TẠI TRUNG HÒA CẦU GIẤY HÀ NỘI

Mẹo trị HO miễn phí

Mẹo trị HO miễn phí
Cho BÉ và NGƯỜI GIÀ

Mua nhà không sổ đỏ?

BÍ MẬT TUYỆT VỜI ĐŨA TRE

BÍ MẬT TUYỆT VỜI ĐŨA TRE
KHỎE TẠI NHÀ

Categories

Bí kíp cho bà mẹ trẻ

Bí kíp cho bà mẹ trẻ
Nhiều sữa hơn cho bé

Mua nhà Hà Nội đẹp, rẻ, an toàn

Mua nhà Hà Nội đẹp, rẻ, an toàn
Có ngân hàng bảo đảm

Tham khảo Tử vi năm ĐINH DẬU 2017

Tham khảo Tử vi năm ĐINH DẬU 2017
Chút tâm linh cho ai cần năm ĐINH DẬU 2017

Tại sao khi uống BIA

Tại sao khi uống BIA
anh em hay nghĩ đến PHỤ NỮ ĐẸP?

Muốn làm mọi thứ thế nào, vào Google và gõ cái này là ra

Muốn làm mọi thứ thế nào, vào Google và gõ cái này là ra
làm thế nào, sao phải hỏi

Khi NĐT chung cư chọn VITC để giảm tới 20%

Khi NĐT chung cư chọn VITC để giảm tới 20%
Tiền trần sàn giảm tới 20%

1.5 tỷ nhà ở luôn Q.Đống Đa,nhà mặt đất, ngõ rộng

1.5 tỷ nhà ở luôn Q.Đống Đa,nhà mặt đất, ngõ rộng
30tr/m2, sổ đỏ, mới hoàn thiện, phố Trường Chinh

Đại hội quảng cáo lớn nhất năm 2013

Đại hội quảng cáo lớn nhất năm 2013
Đại hội quảng cáo châu Á lần thứ 28 sau hơn 50 năm được tổ chức lần đầu tại Việt Nam tháng 11/2013 >> click ảnh trên