TÔI ĐẦU TƯ: Tôi bắt đầu bước vào thị trường chứng khoán như thế nào?
Với tính cách chắc chắn, sợ rủi ro, tôi ban đầu đã xu hướng muốn đầu tư vào một ngành nào đó có tên tuổi hiện nay.
Ai cũng có điểm khởi đầu. Một trăm nghìn, một triệu đồng hay tiền tỷ thì cũng là đầu tư, cũng là khởi điểm, cũng là khó khăn.
Nhà đầu tư Vũ Văn Phong đã chia sẻ những kinh nghiệm anh học được trong quãng đời đầu tư của mình để những người mới bước chân vào thị trường chứng khoán không mắc phải những sai lầm giống anh.
Kính mời nhà đầu tư đọc bài dự thi Tôi bắt đầu bước vào thị trường chứng khoán như thế nào? và đừng quên GỬI KINH NGHIỆM CỦA BẠN cho chúng tôi vào grouphoangkim@gmail.com
Xin chào tất cả mọi người!
Tôi xin kể về hành trình chập chững bước chân vào thị trường chứng khoán của tôi. Với những kinh nghiệm thực tế mà tôi đã thực sự trải qua. Mặc dù không có nhiều kinh nghiệm như mọi người đăng bài ở đây, nhưng tôi cũng đúc rút ra được rất nhiều bài học quý báu cho chính bản thân mình.
Với địa vị là một sinh viên, nguồn vốn hạn chế nên việc đầu tư ban đầu là rất khó khăn.
Kinh nghiệm thứ nhất: Việc đầu tư lựa chọn cổ phiếu nào phụ thuộc rất nhiều vào tính cách của nhà đầu tư.
Vì vậy tôi, với tính cách chắc chắn, sợ rủi ro do vậy mà tôi ban đầu đã xu hướng muốn đầu tư vào một ngành nào đó có tên tuổi hiện nay. Và tôi còn chịu ảnh hưởng của ngành mà mình đang học. Do vậy nên tôi đã quyết định lựa chọn lĩnh vực Ngân hàng và lựa chọn đầu tư vào cổ phiếu CTG.
Kinh nghiệm thứ 2: Khi đầu tư nên xem xét kĩ về các chỉ số của công ty đã quyết định đầu tư.
Theo tôi đó là nhà đầu tư ngại rủi ro trong ngắn hạn nên xem xét về chỉ số P/E và chỉ số EPS. Chỉ số EPS thì nên cao( càng cao càng tốt) còn chỉ số P/E thì nên <10.
Kinh nghiệm thứ 3: Nên xem mức giá cổ phiếu mình chuẩn bị đầu tư có hợp lý không? Giá đang tăng hay đang giảm?
Đây là một kinh nghiệm mà tôi thấy quan trọng khi đầu tư. Đó là tôi khi mới đầu tư vào chứng khoán, với tâm lý “mình mua sao chẳng được”, nên tôi không quan tâm nhiều đến mức giá. Tôi không muốn cạnh tranh nên đặt mình vào tình thế lúc nào cũng có thể “mua đuổi”. Đó là một sai lầm.
Sai lầm thứ 2 là tôi không xem giá đang tăng hay đang giảm và đã bị đầu tư vào đúng lúc giá đang lên cao nhất. Đó là khi tôi đầu tư vào cổ phiếu IDI. Đến những phiên sau tôi xem thì nhận ra một điều rất hay là cổ phiếu này có một “đặc tính” – đó là một khi đã khớp lệnh ở dưới thì tất cả những lệnh sau cũng chỉ khớp ở dưới, nhiều lúc khiến tôi cảm thấy hơi “ức chế”. Ngoài các cổ phiếu mang tính chất đầu tư như FLC, HAI, … thì chưa bao giờ tôi thấy với 500.000 cổ phiếu được khớp mà giá vẫn đứng nguyên tại chỗ. Gần đây may mà có thông tin về ký hiệp định TPP nên giá cổ phiếu này cũng có tăng được đôi chút.
Còn khi đầu tư chúng ta cũng nên có sự so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành. Đó là khi tôi đầu tư vào CTG, nhiều lúc cũng cảm thấy hơi bực. Đó là một thời cổ phiếu này dựa quá nhiều vào khối ngoại. Có phiên khối ngoại không mua vào là cả phiên sang, cổ phiếu này chỉ khớp được khoảng chưa đến 100.000 cổ. Ngoài ra cổ phiếu này còn khác BID ở chỗ, đó là mức đặt lệnh lúc nào cũng tầm trên 100.000 cổ - thành mức “chặn trên, chặn dưới” nên cổ phiếu này đã “ít sóng” rồi lại càng không thể chạy được. Đó là lý do vì sao tôi lại thích đầu tư vào BID hơn.
Kinh ngiệm thứ tư: Đó chính là lưu ý thông tin.
Hiện nay gần đây nhất đó chính là các thông tin như ký hiệp định TPP , nới room cho khối ngoại, chủ tịch JVC bị bắt, giảm thời gian giao dịch T của CTCK, … Các nhà đầu tư nên lưu ý các thông tin để có thể lựa chọn danh mục đầu tư cho hợp lý.
Trên đây là những kinh nghiệm đầu tư tâm huyết nhất của tôi muốn chia sẻ cho những người mới bước vào “nghề”.
Theo Trí thức trẻ
0 comments:
Đăng nhận xét