Cách tập ngồi cho bé 5 tháng tuổi như thế nào an toàn nhanh nhất luôn là câu hỏi mà các mẹ đặt ra khi chuẩn bị tập cho trẻ ngồi. Tập cho trẻ ngồi là giai đoạn rất quan trọng đánh dấu sự phát triển của trẻ qua một giai đoạn mới nên các mẹ thường rất nôn nóng muốn nhìn thấy con mình có thể tự ngồi chơi thoải mái. Để đảo bảo an toàn sức khỏe cho trẻ các mẹ cần phải có phương pháp tập cho trẻ ngồi đúng cách nhất mà mang lại hiệu quả cáo. Dưới đây là những bí quyết giúp trẻ tập ngồi an toàn nhanh nhất, hãy cùng mecuti.vn tham khảo để có thêm kinh nghiệm chăm sóc nuôi dưỡng con cái nhé!

1. Dấu hiệu trẻ có thể tập ngồi

Tùy theo sự phát triển riêng của mỗi bé, bạn có thể giúp con tập ngồi kể từ tháng thứ 5. Để xem con đã sẵn sàng tập ngồi chưa, bạn thử theo dõi xem bé có những dấu hiệu dưới đây không nhé:
  • Bé kiểm soát tốt đầu của mình (giữ đầu thẳng và có thể xoay đầu để nhìn theo chuyển động của đồ vật)
  • Cơ bắp chân đủ khỏe
  • Sự linh hoạt của chân và cơ hông
  • Bé có thể chịu lực trên cánh tay mình
Cách tập ngồi cho bé 5 tháng tuổi như thế nào an toàn nhanh nhất phần 1
Càng được tập ngồi nhiều, bé càng nhanh tìm được sự thoải mái khi ngồi một mình và khám phá thế giới với một tầm nhìn tốt hơn khi nằm ngửa hoặc nằm sấp.
Cho đến cuối tháng thứ 6, hầu hết các bé đều có cơ bắp đủ khỏe để ngồi mà không cần sự hỗ trợ nữa. Nhưng hầu hết trẻ sơ sinh đều cần người lớn hỗ trợ để ngồi lên từ tư thế nằm cho đến tận tháng thứ 11.

2. Bí quyết tập ngồi cho trẻ hiệu quả

Dưới đây là những cách tập cho trẻ ngồi hiệu quả nhanh nhất nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn tối đa cho trẻ. Nếu trẻ đã đến tuổi tập ngồi mà các mẹ áp dụng các bí quyết dưới đây chắc chắn con bạn sẽ nhanh chóng biết ngồi mà không cần mẹ ốm bồng nữa đấy.

Giữ bé ngồi trong lòng

Đây là lựa chọn đơn giản nhất để giúp bé tập ngồi mà không lo lắng. Chỉ cần khoanh chân bạn thành một vòng đủ rộng và đặt bé ngồi trong đó, lưng quay về phía người của bạn. Có thể để một chiếc bàn nhỏ trước mặt với thật nhiều đồ chơi ở trên đó để con chủ động chơi và giữ tư thế ngồi lâu hơn. Cách tập ngồi này cực kỳ hữu hiệu với những bé đang còn nhỏ so với độ tuổi lý tưởng để tập ngồi.

Cho bé chơi đồ chơi

Đầu tiên, giữ bé ngồi với sự hỗ trợ ở lưng và hai bên hông (để bé ngồi trong lòng bạn chẳng hạn). Khi bé đã có thể giơ hai tay lên, bạn hãy dùng một món đồ chơi rực rỡ để thu hút sự chú ý của bé. Khi bé đã chuyển sự tập trung của mình vào đồ chơi, bạn sẽ thấy con có thể ngồi mà không cần phải chống tay hay có bố mẹ giúp nữa.
Cách tập ngồi cho bé 5 tháng tuổi như thế nào an toàn nhanh nhất phần 2
Ban đầu, bé sẽ chỉ buông một tay, sau đó, khi đã tìm được sự cân bằng cần thiết, bé sẽ dùng cả hai tay để chơi. Khi bé bắt đầu nhìn xung quanh, đó là thời điểm tốt để bạn bắt đầu “quyến rũ” con với các món đồ chơi và kéo dài thời gian ngồi của bé.

Sử dụng thùng giấy

Đây là cách cực kỳ đơn giản để chỉ cho bé cách ngồi thật vững. Đầu tiên, chọn một chiếc hộp các tông hay thứ gì đó có hình dáng tương tự. Lưu ý, hộp không quá rộng nhưng không được quá chật. Bạn có thể dùng một chiếc gối nhỏ đặt trước ngực bé để giúp con ngồi trong giai đoạn đầu. Bên cạnh đó, cho bé chơi với một vài món đồ chơi để kích thích sự tập trung. Bạn có thể thiết kế một thanh treo đồ chơi bằng thước kẻ hay thanh gỗ ngang tầm mắt bé.
Với sự giúp sức của chiếc hộp, đôi tay bé sẽ được giải phóng để thoải mái cầm đồ chơi và ngồi dễ dàng hơn.
Mẹ cần lưu ý, ở độ tuổi này, bé không thể khống chế phần trên cơ thể đủ tốt để không bị ngã xuống khi đang ngồi. Vì vậy, người lớn cần để mắt theo dõi bé để kịp thời giữ bé lại, tránh những va chạm mạnh khi đầu bé chạm phải sàn nhà hay tường. Để tránh tai nạn không đáng có, bạn luôn cần kê một chiếc gối sau lưng bé hoặc đặt bé trên thảm chơi bằng mút xốp êm ái. Một lựa chọn khác là các loại ghế tập ngồi.
Cách tập ngồi cho bé 5 tháng tuổi như thế nào an toàn nhanh nhất trên đây hy vọng đã mang đến cho các mẹ những thông tin tuyệt vời nhất khi chăm sóc con trẻ trong giai đoạn này. Nếu trẻ có biểu hiện chưa sẵn sàng hay không chịu phối hợp cùng với mẹ thì bạn không nên quá ép trẻ hãy tìm cơ hội lúc khác thích hợp hơn rồi tập lại cho trẻ. Chúc gia đình bạn luôn vui vẻ mạnh khỏe và đừng quên đồng hành cùng mecuti.vn để biết thêm nhiều thông tin nhé!